Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp trong Boxing

Nguy cơ chấn thương trong tập luyện võ thuật thường xảy ra và không ai có thể tránh khỏi. Nghiêm trọng là đứt dây chằng, gãy xương; nhẹ thì đau cơ, bong gân. Thi đấu và luyện tập Boxing cũng thường xuyên đối mặt với các tình trạng này. Cùng tham khảo cách phòng tránh những chấn thương thường gặp trong Boxing dưới đây để có thêm kiến thức về nội dung này.

Các loại chấn thương thường gặp trong Boxing

Vết rách:  Chấn thương này thường xảy ra trong thi đấu đối kháng. Khuôn mặt, đặt biệt là khu vực xung quanh mắt là nơi chịu nhiều những vết rách nhất. Nguyên nhân là do những cú đấm quá mạnh của đối thủ gây ra. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không có gì phải quá lo lắng về các vết rách loại này.

Gãy xương: Vùng mũi, cổ tay, bàn tay, và xương sườn là những nơi thường bị gãy xương. Trong đó phổ biến nhất là gãy xương bàn tay. Trong mọi trường hợp phải lập tức điều trị ngay khi gặp tình trạng gãy xương.

Chấn động: Biểu hiện là não có thể bị chấn thương khi bị lực tác động nặng vào đầu. Cùng với đó là hiện tượng mất ý thức, nôn mửa, mất phương hướng; mất trí nhớ trong thời gian ngắn, đau đầu. Khi bị chấn thương này cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Trật khớp vai: Một đòn mạnh vào cơ thể hoăc di chuyển tay sai kĩ thuật là nguyên nhân dẫn đến xương cánh tay hoặc xương bả vai bị trật. Người chơi phải nhập viện ngay lập tức do chấn thương này cực kỳ đau đớn.

Bong gân: Dễ thấy nhất là các cơ bắp ở vai, tay; đầu gối và mắt cá chân bị căng cơ. Chuyển động nhanh thường xuyên trong tập luyện; thi đấu chuyên nghiệp có thể dẫn đến các cơ bắp và dây chằng xưng lên.

Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp trong Boxing

Nguy cơ chấn thương trong tập luyện võ thuật rất cao

Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp trong Boxing

Mặc đồ bảo vệ phù hợp

Để giảm thiểu tối đa những chấn thương bạn nên mặc đồ bảo hộ phù hợp. Điều này là cần thiết ngay cả trong khi tập luyện. Lưu ý mang đúng cách; để cảm thấy thoải mái, dễ thở và dễ nhìn ra đối với mũ bảo vệ đầu của bạn.

Găng tay:  Bạn nên chọn một đôi găng tay phù hợp với kích cỡ bạn tay của mình; không quá chật nhưng cũng không quá rộng, một đôi găng tay phù hợp giúp bạn luyện tập và thi đấu tốt hơn; cũng như giảm thiểu những chấn thương xương khớp.

Bảo vệ hạ bộ (kuki):  Đây cũng là một trong những dụng cụ cân thiết khi thi đấu và luyện tập; để tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra. Nên sử dụng đồ bảo về hạ bộ lớn hơn, lớp đệm nhiều hơn và cảm thấy thoải mái.

Bảo vệ răng: Đồ bảo vệ răng là một thứ không thể thiếu trong thi đấu, kể cả tập luyện cũng vậy; bạn nên trang bị cho mình một đồ bảo vệ răng cho mình. Vì không ai muốn hàm răng của mình bị thiếu vài cây răng cả.

Băng đa: Băng đa sẽ giúp cho bàn tay được ôm kín, các khớp xương mu bàn tay, xương ngón tay, cổ tay được bó chặt lại; giảm thiểu tối đa việc bị trật khớp.

Đảm bảo rằng tay được quấn đúng cách

Phải luôn đảm bảo rằng tay bạn được quấn băng đa đúng cách. Chú ý khi quấn băng đa vừa quấn vừa bóp cho băng đa co đều trên bàn tay, còn thừa bạn nên quấn hết xuống cổ tay. Vì đó là đoạn nối bàn tay với cánh tay; dễ chấn thương nhất nếu nắm đấm không chặt và sai kĩ thuật.

Có 2 cách quấn băng đa: Quấn mu và quấn ngón. Cả 2 cách như nhau nhưng chỉ khác là nếu quấn ngón cần băng đa mỏng hơn và dài hơn để quấn hết vào các ngón tay. Điều phải lưu ý rằng băng đa phải dày (nếu bạn là vận động viên chuyên nghiệp) và có lót bông. Còn nếu bạn là người luyện tập Boxing bình thường thì băng đa không cần phải quá dày.

Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp trong Boxing

Tay luôn phải được quấn đúng cách

Các bài tập kéo duỗi thường xuyên

Boxer phải đối mặt với nguy cơ căng cơ và tổn thương cơ. Khi bạn luyện tập các bài kéo duỗi thường xuyên thì cơ bắp và dây chằng sẽ trở nên dài hơn. Điều này giúp cho bạn giảm nguy cơ bong gân trong khi thi đấu, tập luyện.

Bạn nên tập trung vào bài tập kéo duỗi cụ thể, chẳng hạn như gân kheo, cơ vai. Ngoải ra, đừng quên khởi động trước khi thi đấu; điều cơ bản nhất nhưng thật sự cần thiết nhất để tránh những chấn thương.

Tăng cường khả năng phòng thủ

Cách tốt nhất để ngăn dính chấn thương trong Boxing, là tăng cường khả năng phòng thủ của bạn. Dành nhiều thời gian vào việc nâng cao, cải thiện khả năng phòng thủ; điều đó giúp cho bạn có một thói quen phản xạ tốt khi ngăn chặn, tránh né những cú đấm của đối thủ.

Thực hiện cú đấm đúng kỹ thuật

Tay của bạn là công cụ quý giá nhất trong Boxing và cũng là nơi dễ dính chấn thương nhất. Để giảm thiểu chấn thương cho cổ tay và ngón tay; bạn nên học và thực hiện cú đấm chính xác, đúng kỹ thuật. Hãy chắc chắn rằng khi đấm bạn đã thẳng cổ tay của bạn một cách chính xác chưa.

Ngoài ra, phải chú ý rằng khi bạn tung ra cú đấm,phải đảm bảo rằng các đốt ngón tay là điểm tiếp xúc đầu tiên. Nhiều Boxer đã bị thương ngón tay vì họ thực hiện cú đấm không chính xác, và hậu quả thường là gãy xương, nứt xương.

Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp trong Boxing

Thực hiện cú đấm đúng kỹ thuật rất quan trọng

Thoa dầu trơn

Thoa một lớp mỏng dầu bôi trơn lên khuôn mặt của bạn, nơi chịu những cú đấm nhiều nhất. Điều nàu sẽ làm cho da trơn, mềm, và đàn hồi. Do đó làm giảm xác suất của cách vết rách và bầm từ những cú đấm.

Chế độ ăn uống phù hợp

Tất cả vận động viên cần phải có chế độ ăn uống, dinh dưỡng đúng, để giúp cho cơ thể của họ có thể chữa lành các vết thương, và hồi phục thể lực tốt. Chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, protein, vitamin D. Điều này giúp giảm nguy cơ gãy xương, giúp xương chắc khỏe, và hồi phục nhanh hơn trong trường hợp gãy xương.

Theo newcitygym.vn