Khi vận động thể thao hay sinh hoạt hàng ngày, không ít lần gặp chúng ta gặp chấn thương. Tìm hiểu về những chấn thương thường gặp và cách phòng ngừa thực sự rất hữu ích.
Các loại chấn thương thường gặp
- Căng cơ.
- Trật mắt cá chân.
- Chấn thương vai.
- Chấn thương đầu gối.
- Đau cẳng chân.
- Viêm gân (tổn thương dây chằng).
- Bong gân và trật khớp cổ tay.
Cách phòng ngừa chấn thương
Sau đây là 12 cách để phòng ngừa chấn thương thường gặp:
Khởi động và thư giãn
Mỗi hoạt động thể chất nên bắt đầu bằng bước khởi động và kết thúc bằng bước thư giãn. Khởi động giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình tập luyện, dần dần làm tăng nhịp tim của bạn và thả lỏng cơ và khớp. Việc thư giãn sau khi vận động rất quan trọng để từ từ đưa nhịp tim trở lại bình thường. Đi bộ khoảng 5 đến 10 phút sau khi bạn vận động là một cách để thư giãn.
Kéo căng cơ thể
Hãy thực hiện các động tác kéo căng cơ thể trước và sau khi vận động. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn dẻo dai hơn.
Từ từ làm quen với chương trình luyện tập
Khi bạn bắt đầu một chương trình vận động hằng ngày hoặc một chương trình luyện tập mới, hãy bắt đầu từ từ. Sau đó dần dần tăng cường độ, thời gian và tần suất.
Đừng gò ép bản thân
Khi khả năng vận động của bạn tăng lên, bạn sẽ có thể đặt ra nhiều thách thức cho bản thân hơn.
Đừng gò ép bản thân với chương trình tập nghiêm khắc ngay từ đầu vì nóng vội, bạn cứ tập từ từ rồi tăng dần cường độ lên để cơ thể dần thích nghi.
Tập luyện đa dạng
Thay đổi đa dạng các hoạt động của bạn. Đừng lạm dụng cơ bắp. Nếu bạn lặp đi lặp lại cùng các cử động cơ nào đó một cách thường xuyên có thể dẫn đến việc sử dụng quá mức và gây ra các vết thương do sử dụng lặp đi lặp lại như viêm gân.
Biết điểm rắc rối của bạn
Điều chỉnh tập luyện cho các khu vực có vấn đề. Ví dụ, nếu bạn bị viêm đầu gối, bạn sẽ muốn tăng sức mạnh. Nhưng đừng tập quá sức gây tổn thương. Tham khảo ý kiến bác sĩ rồi mới bắt đầu tập luyện
Lắng nghe cơ thể bạn
Đừng khiến bản thân nghĩ đến nỗi đau. Nếu đã cảm thấy đau, có thể là bạn bị thương. Hãy ngừng tập luyện và nghỉ ngơi trong một ngày.
Nạp nhiên liệu cho cơ thể
Uống nhiều nước trước, trong và sau khi vận động. Hãy khởi đầu bằng cách uống khoảng 500–600 ml nước vào khoảng 2 hoặc 3 giờ trước khi tập thể dục. Sau đó, có một quy luật chung hiệu quả là hãy uống lượng nước như sau:
Trước khi vận động từ 20–30 phút, hãy uống 240 ml nước;
Trong quá trình vận động, cứ mỗi 10–20 phút, uống 240 ml;
Sau khi vận động xong, cứ nửa giờ đồng hồ, uống 240 ml nước.
Luyện tập với huấn luyện viên
Bạn nên luyện tập với huấn luyện viên đối với các vận động nặng như nâng tạ, hay vận động trong phòng gym. Huấn luyện viên có thể chỉ cho bạn vận động một cách chính xác; giúp bạn thiết kế một chương trình vận động hiệu quả, an toàn.
Trang phục
Chuẩn bị những dụng cụ phù hợp cho việc tập luyện của bạn. Nếu bạn chạy bộ, hãy mang một đôi giày thể thao phù hợp. Nếu bạn là một Biker, hãy nhớ luôn luôn đội mũ bảo hiểm.
Nghỉ ngơi
Dành 1–2 ngày mỗi tuần để nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi giúp cơ thể của bạn có cơ hội hồi phục sau những lần tập luyện. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các chấn thương.
Điều trị các chấn thương
Dù bạn có cẩn thận như thế nào thì chấn thương vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn gặp phải chấn thương khi tập luyện, hãy điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Theo hellobacsi.com