Hiện tượng đau khớp gối khi đi bộ và những lưu ý cần biết

Đi bộ là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Với đặc điểm dễ tập, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, đi bộ là môn thể thao được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, dù bạn là còn trẻ hay đã có tuổi thì hiện tượng thường gặp khi đi bộ là đau khớp gối. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn những kiến thức về hiện tượng này:

Những nguyên nhân gây đau khớp gối

Khi đi bộ, một trong những khớp phải chịu áp lực cao nhất trên cơ thể là khớp gối. Cùng với khớp hông, khớp gối phải gánh toàn bộ phần trọng lượng thân trên. Thêm vào đó, chức năng của khớp gối còn đảm bảo cho các hoạt động đi lại, vận động được linh hoạt dễ dàng. Do đó, dễ hiểu tại  sao khớp dễ tổn thương nhất chính là khớp gối. Thực tế, sưng đau khớp gối là cảm giác hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua. Xét về độ tuổi, người già gặp hiện tượng này phổ biến ở hơn người trẻ. Khoảng 80% Những người trên 55 tuổi; bị sưng đau khớp gối chiếm tỉ lệ 80% các ca chấn thương.

Hiện tượng đau khớp gối khi đi bộ và những lưu ý cần biết

Đau khớp gối xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:

Tuổi cao

Chấn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao liên quan đến đầu gối

Béo phì

Bệnh tự miễn

Chế độ sinh hoạt, lười vận động

Lao động nặng cường độ cao

Hiện tượng đau khớp gối khi đi bộ và những lưu ý cần biết

Những lưu ý cần biết khi gặp hiện tượng đau khớp gối:

Khoảng cách giữa các bước đi

Đi bước vừa phải, không cố sải bước dài hay đi quá chậm. Bước đi sai cách sẽ làm tăng thêm áp lực lên khớp gối đã bị thoái hóa, làm tăng đau đớn và tổn thương khớp. Khoảng cách thích hợp nhất là 1 hoặc 2 bàn chân, phụ thuộc vào chiều cao của mỗi người.

Thời gian đi bộ

Bạn có thể đi 30 – 60 phút mỗi ngày tùy vào tình trạng sức khỏe để giúp cơ gân quanh khớp không bị teo, suy yếu. Tuy nhiên không nên đi liền 1 lúc. Mỗi lần có thể chỉ đi 15 – 20 phút, khi mệt thì nghỉ. Như vậy khớp sẽ được nghỉ ngơi đều đặn.

Hiện tượng đau khớp gối khi đi bộ và những lưu ý cần biết

Dừng việc đi bộ nếu có bất thường

Nếu thấy đau nhiều hơn, đầu gối sưng to hơn… thì cần dừng ngay việc đi bộ. Tiến hành giảm đau nhanh bằng cách chườm lạnh với đá viên bọc trong vải mỏng. Người bệnh nên nghỉ ngơi, nếu sau 2 ngày cơn đau vẫn tiếp diễn thì cần tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Khởi động làm nóng khớp gối:

Nên khởi động để làm nóng khớp gối trước khi đi bộ. Có thể duỗi, gập nhẹ nhàng hoặc xoa bóp, làm nóng khớp gối. Sau khi đi bộ về cũng cần lặp lại các thao tác tương tự để thư giãn khớp gối.

Sử dụng nạng hay gậy nâng trong trường hợp nặng

Trong trường hợp bị thoái hóa nặng, khi đi bộ cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.

Hạn chế hẳn việc đi bộ nếu thoái hóa khớp

Nếu cố đi, trọng lượng cơ thể dồn xuống sẽ khiến khớp gối bị quá tải, bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên hạn chế đi lại và lựa chọn hình thức luyện tập khác phù hợp hơn như yoga, dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội,…

Cuối cùng, người bị đau khớp gối nên hạn chế vận động đặc biệt các hoạt động mạnh như chạy nhảy, đạp xe. Do đó, đi bộ nhẹ nhàng được coi là một lựa chọn lý tưởng.

Theo inflapain.vn