Đờm hay đàm trong cổ họng khiến bạn khó chịu? Bạn có thể áp dụng những mẹo chữa đờm hiệu quả từ dân gian. Chúng dễ làm, hiệu quả và có giá thành rẻ. Tại sao không?
Đờm là gì và các mẹo chữa đờm
Đờm là một loại dịch nhầy. Chúng là chất dịch do cơ thể tiết ra để làm ẩm luồng không khí hít vào. Chúng cũng giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự sinh sôi của vi khuẩn và sự xâm nhập của bụi bặm. Tuy nhiên, nếu đờm được sản sinh quá nhiều, chúng sẽ tích tụ ở cổ họng. Điều này khiến cổ họng của bạn bị tắc kín, khó thở, nuốt và dễ gây ra nhiễm trùng. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, bạn có thể thử những mẹo chữa đờm dưới đây. Chúng góp phần đẩy nhanh quá trinh trị bệnh cũng như làm loãng và tống khứ đờm ra khỏi bạn.
Mẹo chữa đờm bằng húng chanh
Húng chanh không chỉ là loại rau thơm được dùng nhiều trong các bữa ăn. Chúng còn là một vị thuốc hay và là mẹo chữa đờm cực hiệu quả.
Theo các tài liệu Đông y cổ xưa, húng chanh có tính ấm và vị cay, hơi the, quy kinh Vị, Tỳ và Phế. Do đó, thảo dược có tác dụng giải cảm, giải độc, lợi và và tiêu đờm hiệu quả. Hơn nữa, các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra, các hoạt chất chứa trong tinh dầu lá húng chanh có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thường xuyên sử dụng không những giúp nâng cao sức đề kháng mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm.
+ Nguyên liệu cần có:
Húng chanh: 15 – 16 lá
Quả hạnh xanh: 4 – 5 quả
Đường phèn với lượng vừa đủ
+ Cách làm đơn giản:
Lá húng chanh và quả hạnh xanh đem rửa sạch và xay nhuyễn
Sau đó cho vào chén, thêm đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy
Mỗi khi cảm thấy cổ họng khó chịu hoặc vướng víu do đờm gây nên, bạn nên uống một ít nước hấp quả hạnh và lá húng chanh sẽ giúp đẩy đờm ra ngoài.
Mẹo chữa đờm bằng mật ong
Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, mật ong thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Các tinh chất tự nhiên có trong dược liệu này không chỉ giúp đánh bay đờm mà còn hỗ trợ làm dịu vòm họng, giảm cảm giác ngứa ngáy ở vòm họng.
Để tiêu đờm và tăng cường sức khỏe, cách đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng 1 – 2 muỗng cà phê mật ong hòa tan trong cốc nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm đờm bằng cách dùng mật ong hấp cách thủy với quất xanh và gừng tươi. Mỗi khi cổ họng bị nghẹt do đờm, bạn uống 1 – 2 muỗng hỗn hợp này sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Chanh đào trị đờm trong cổ họng
Theo Đông y, chanh đào có tính mát và vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiêu, kháng viêm và trừ ho, tiêu đờm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra, các thành phần dưỡng chất có trong loại quả này mang lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn có thể sử dụng chanh đào để cải thiện đờm ở cổ họng và giúp làm sạch phổi.
Cách làm chanh đào ngâm mật ong
- Rửa sạch 4 – 5 quả chanh đào, thái lát mỏng
- Tiếp đó cho vào lọ thủy tinh và đổ ngập mật ong
- Sau thời gian ngâm khoảng 4 – 5 ngày là có thể sử dụng
Các bạn có thể ngậm 1 – 2 lát chanh đào ngâm mật ong trước khi đi ngủ hoặc khi cảm thấy đờm vướng ở cổ họng. Ngoài cách này ra, bạn cũng có thể ngậm chanh đào với muối để cải thiện bệnh. Trong trường hợp không có chanh đào, các bạn có thể dùng chanh ăn hàng ngày để thay thế, hiệu quả tương đương.
Củ nghệ
Nghệ có tính sinh học cao, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, hoạt chất curcumin có trong thảo dược này có tác dụng làm giảm đờm nhờ tiêu diệt vi khuẩn gây tăng tiết chất nhầy.
Để làm tiêu đờm, các bạn chỉ cần thêm một vài lát nghệ tươi vào cố sữa nóng và uống. Mỗi ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng cải thiện bệnh bằng cách làm trà nghệ theo công thức đơn giản sau:
- Cho 4 chén nước vào nồi và đun sôi
- Tiếp đó cho từ 1 – 2 muỗng cà phê bột nghệ vào và tiếp tục đun sôi trong 10 phút
- Sau đó, lọc lấy nước trà và chờ nguội rồi uống
Để cải thiện hương vị, giúp trà dễ uống hơn, bạn có thể thêm vào trà nghệ một ít mật ong hoặc sữa tươi
Muối
Muối được đánh giá là một trong những cách trị đờm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Các tinh chất chứa trong muối không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng mà còn sát trùng và tiêu đờm. Do đó, để ngăn ngừa viêm nhiễm và khắc phục tình trạng khó chịu do đờm tích tụ trong cổ họng, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh bằng muối sau đây:
Sử dụng 1/2 muỗng cà phê muối pha trong cốc nước ấm
Khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn
Dùng dung dịch này súc miệng 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và tối trước khi ngủ
Lưu ý, khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên ngửa đầu ra sau và súc trong vòng vài giây để làm tăng tính hiệu quả.
Uống nhiều nước
Nước không chỉ giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể mà còn giúp làm loãng chất nhầy. Do đó giúp ngăn ngừa đờm tích tụ trong cổ họng. Chính nhờ tác dụng này, các chuyên gia thường khuyên nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Các bạn có thể dùng nước trái cây hoặc nước trà để thay thế nước lọc. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thức uống chứa cồn hoặc caffein. Bởi những loại đồ uống này thường làm tăng tiết dịch nhầy và gây tích tụ ở vòm họng.
Lưu ý, chỉ nên uống lượng nước vừa đủ phù hợp với cân nặng và chiều cao của bạn. Theo các chuyên gia, việc uống quá nhiều nước có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái quá tải chất lỏng. Khi đó, cơ thể sẽ tích nước và gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, lú lẫn, khó chịu trong người. Nguy hiểm hơn là tình trạng co giật và hôn mê.
Các bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách trị đờm nêu trên để giải quyết tình trạng khó chịu ở cổ họng. Tuy nhiên, trong trường hợp đờm ngày càng nhiều và kèm theo các triệu chứng sốt, đau đầu,… bạn nên thăm khám sớm. Bởi đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, cần được can thiệp y khoa sớm.
Nguồn: thuocdantoc.org