Phương pháp phòng tránh, điều trị các chấn thương cầu lông thường gặp

Cầu lông là một bộ môn thể thao vận động được nhiều người yêu thích. Với ưu điểm dễ chơi, chú trọng về kỹ thuật động tác, không yêu cầu cao về sức khỏe; cầu lông thực sự là một lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm có thể vẫn gặp những rắc rối, cụ thể là chấn thương. Cùng tìm hiểu về một số loạt chấn thương; cũng như phương pháp phòng tránh, điều trị các chấn thương cầu lông thường gặp trong bài viết dưới đây.

Giãn cơ

Biểu hiện: Dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn gây ra các tổn thương cơ dạng nhẹ. Thường thì có dưới 25%. số lượng bó sợi cơ bị đứt. Người bệnh sẽ thấy đau nhói ở vùng gân cơ ngay lúc bị chấn thương dạng này. Vài phút sau, vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ tuy cảm giác đau có giảm. Người chơi buộc phải ngừng hoạt động khi dây chằng bị tổn thương. Sẽ không có lợi cho việc điều trị nếu bạn tiếp tục vận động, do máu tụ lại nhiều.

Phương pháp phòng tránh, điều trị: Thực hiện đúng trình tự các bước theo hướng dẫn. Chườm nước đá là bước đầu tiên; dùng pommade thích hợp để xoa nhẹ các vị trí tổn thương. Cuối cùng sử dụng hơi nóng, gạc, dấm, nước, hồng ngoại để giảm bớt tình trạng này.

Căng cơ

Biểu hiện: Sau một thời gian xuất hiện các vết máu bầm. Một vài sợi cơ bị đứt. Người chơi phải ngưng hoạt động do đau nhiều.

Phương pháp phòng tránh, điều trị: Nghỉ ngơi trong thời gian hợp lý, tuy nhiên không nên xoa bóp vết thương. Trong vòng 2 ngày người chơi nên chườm đá nóng thường xuyên. Có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện 15 ngày sau đó.

Phương pháp phòng tránh, điều trị các chấn thương cầu lông thường gặp

Rách cơ

Biểu hiện: Do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn nên sẽ xuất hiện vết bầm. Cơ thể có cảm giác đau dữ dội là triệu chứng thường thấy của hiện tượng này. Lúc này, độ vững của khớp không còn. Do đó, người chơi phải ngưng hoạt động hoàn toàn.

Phương pháp phòng tránh, điều trị: Trước hết cần chườm đá và cũng tránh xoa bóp. Khả năng canxi hóa u máu nếu việc rách cơ không được chăm sóc thích hợp. Vì vậy, hãy tham khám các chuyên gia y tế ngay khi có thể.

Đứt cơ

Biểu hiện: Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, có khi đứt hoàn toàn làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Bệnh nhân có thể bị trật khớp và hoàn toàn không hoạt động được. Với chấn thương phần mềm, việc xử lý ban đầu đúng cách là rất cần thiết, giúp chỗ tổn thương ổn định và mau lành.

Phương pháp phòng tránh, điều trị

Nghỉ ngơi: Ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng tập luyện hoặc thi đấu.
Chườm lạnh: Mục đích để phòng ngừa biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10-15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng.

Băng ép: Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vòng đầu phải quấn chặt, sau đó lỏng dần.

Kê cao vùng bị thương: Giúp máu trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng, đau và viêm. Đặc biệt có thể kê cao chân 10-15 cm trong 1-3 ngày đầu. Tuy nhiên, không nên kê cao quá so với tim.

Chấn thương đầu gối

Biểu hiện: Chấn thương khớp gối là một tổn thương rất thường gặp trong chơi cầu lông. Ngoài các xương (phần cứng), ở vùng khớp gối ta đặc biệt chú ý đến các dây chằng và sụn đệm. Bởi, đa phần các chấn thương khớp gối (do chơi thể thao) đều có liên quan đến tổn thường ở các thành phần này. Chức năng của các dây chằng là để “neo” ổn định các xương với nhau, các xương sẽ hoạt động trong một phạm vi được “kiểm soát” trước. Sụn đệm có tác dụng như một vật giảm chấn lên xương.

Phương pháp phòng tránh, điều trị các chấn thương cầu lông thường gặp

Cách phòng tránh, điều trị: Nghỉ ngơi, Chườm lạnh,  Băng ép với cách làm tương tự như điều trị đối với tình trạng đứt cơ. Ngoài ra, phải kê cao vùng bị thương. Mục đích Giúp máu trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng, đau và viêm. Đặc biệt có thể kê cao chân 10-15 cm trong 1-3 ngày đầu. Tuy nhiên, không nên kê cao quá so với tim.

Hy vọng một vài phương pháp phòng tránh, điều trị các chấn thương cầu lông thường gặp trên đây sẽ có ích cho các bạn trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Theo thaihiensport.com