Chế độ ăn của người suy tim cần được điều chỉnh theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, nguyên tắc cơ bản là giảm natri (muối) trong khẩu phần ăn để cơ thể không bị tích nước và giảm gánh nặng cho tim.
Chế độ ăn của bệnh nhân suy tim sẽ thay đổi tùy theo mức độ suy tim để giảm các triệu chứng khó thở; mệt mỏi; đau tức ngực; ho, sưng tấy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn cần chú ý những nguyên tắc sau:
Giảm thiểu thực phẩm có nhiều muối và giàu natri
Natri là một khoáng chất trong thực phẩm như muối và hàu; trứng và sữa. Ăn nhiều muối và thực phẩm giàu natri sẽ làm tăng khả năng giữ nước và ảnh hưởng xấu đến bệnh suy tim.
Chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp; tránh sưng phù và cải thiện tình trạng khó thở. Hàm lượng natri khuyến nghị mỗi ngày không được vượt quá 2.000 mg (2 gam); lý tưởng là dưới 1,500 mg. Nếu bạn bị suy tim nặng (suy tim giai đoạn cuối); hãy ăn uống nhạt không muối.
Người bệnh suy tim tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có trong các loại rau; đậu, ngũ cốc, trái cây tươi… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn; góp phần kiểm soát tốt lượng đường cũng như cholesterol trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ cũng bao gồm chất chống oxy hóa tự nhiên vì thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mục tiêu chất xơ trong khẩu phần ăn là 25-35g mỗi ngày. Tuy nhiên, không dùng các loại rau sống gây trướng bụng như rau cải; đậu đỗ, các thức ăn lên men. (Khi trướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim).
Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt được xem là những loại thực phẩm vàng cho hệ tim mạch. Bởi chúng chứa lượng chất xơ dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Đồng thời chúng cũng có tác dụng làm giảm lượng mỡ có trong máu.
Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn cho người bệnh tim bằng cách dùng chúng để thay thế cho ngũ cốc đã qua tinh chế. Với các loại ngũ cốc nên lựa chọn là bột mì nguyên cám, bánh mì nguyên hạt; gạo lứt, lúa mạch và kiều mạch, bột yến mạch…
Giảm thiểu chất béo xấu trong chế độ ăn của người suy tim
Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày; cụ thể hạn chế các loại thịt mỡ; thịt đỏ, nên ăn thịt nạc; cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp; luộc, thay vì chiên, xào, rán…
Uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ tốt cho người bệnh suy tim
Khi suy tim; sức bơm của tim bị yếu đi nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể và dễ gây phù. Nếu bạn gặp các triệu chứng như phù hay khó thở; nên giảm bớt lượng nước đang uống. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho người bệnh suy tim đó là không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng nước có trong thực phẩm) và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng. Tốt nhất chỉ uống nước khi bạn cảm thấy khát. Tuy nhiên, nếu thấy nước tiểu sẫm màu; bạn cần bổ sung thêm nước đến khi nước tiểu trong trở lại.
Một số lời khuyên cho bạn khi khát do bị hạn chế lượng nước uống trong ngày.
– Nhấp 1 ngụm nước và ngậm trong miệng; sau đó nhổ ra và không nuốt.
– Nhai một miếng kẹo cao su có đường hoặc không đường nếu bạn bị tiểu đường để hạn chế cảm giác khát
– Ăn một lát chanh mỏng hoặc ăn vài múi cam; quýt, hoặc bưởi, nho tươi.
Chú ý lượng Kali trong khẩu phần ăn
Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim. Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu có thể khiến lượng kali giảm đáng kể; vì thế bạn nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh; chuối, bơ… Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của hạ Kali máu như mệt mỏi; khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim; hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.
Giảm số lượng protein (chất đạm) trong mỗi bữa ăn
Mặc dù việc cung cấp chất đam cho cơ thể thông qua chế độ ăn rất quan trọng với người ốm bệnh; để nuôi dưỡng cơ thể và giúp cơ thể tự chữa lành bệnh tật; nhưng với người bị suy tim; ăn quá nhiều chất đạm trong mỗi bữa ăn hoặc lựa chọn chất đạm không phù hợp sẽ làm tăng gánh cho tim và hệ tiêu hóa; khiến người bệnh bị mệt hơn. Đó là do suy tim làm giảm lưu lượng máu đến ruột non hấp thu dinh dưỡng; khiến người bệnh bị đầy trướng bụng; khó tiêu, chậm tiêu. Đó là chưa kể đến tim phải làm việc nhiều hơn để máu có thể đến được ruột non đúng tiến độ.
Vì vậy, khi bị suy tim; người bệnh cần lựa chọn các loại chất đạm dễ hấp thu như cá; thịt trắng như thịt gà, thịt vịt (cần bỏ da). Không nên ăn quá nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thịt đỏ; nội tạng động vật; thịt muối…
Các cách để bổ sung chất đạm khoa học; phù hợp
– Chia nhỏ các bữa ăn. Có thể là 5 – 6 bữa nhỏ/ngày; thay vì ba bữa ăn lớn mỗi ngày.
– Nên ăn chế độ ăn mềm; lỏng như cháo, súp để giảm thiểu mất năng lượng khi nhai.
– Sau khi ăn cần nghỉ ngơi để việc hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn
– Các bữa ăn phụ có thể uống sữa và nước trái cây.
– Trong khẩu phần ăn nên bổ sung thêm sữa không béo hoặc nước sốt thịt và khoai tây nghiền (để tăng khẩu phần protein)./.
Nguồn: Suytim.com.vn