Ở giai đoạn trẻ vị thành niên, con trẻ có rất nhiều thứ tò mò ở thế giới xung quanh. Chúng khao khát được thể hiện bản thân với cha mẹ rằng mình đã lớn. Tuy nhiên, ở độ tuổi này có rất nhiều cám dỗ và nếu như một ngày bạn mang thai ngoài ý muốn. Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bối rối, sốc nặng.  Không biết xử lý và đối mặt như thế nào . Bạn sẽ nghĩ không thể nào có chuyện này xảy ra được, không tin vào sự thật. Bạn không biết phải đối diện với cha mẹ, gia đình và xã hội như thế nào.

Chuẩn bị tâm lý và tinh thần cho cuộc nói chuyện với cha mẹ

Nếu như ở một gia đình, cha mẹ biết bạn đã quan hệ tình dục thì câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng nếu với gia đình cấm bạn đi hẹn hò và có bạn trai. Việc quan hệ tình dục trước khi tiến tới hôn nhân đã đi ngược với các giá trị đạo lý thì đó là một câu chuyện khác. Hầu hết các bậc cha mẹ đều rất sốc và cảm thấy thất vọng.

Mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên
Mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên

Cuộc trò chuyện về việc bạn có thai

Trước tiên, hãy lựa cách nói. Bạn có thể nói: “Con có một chuyện khó nói cần kể với cha mẹ. Con phát hiện mình đã có thai”. Và sau đó hãy chờ đợi. Hãy để cha mẹ có thời gian đón nhận điều bạn vừa nói.

Chuẩn bị tâm lý để đối mặt. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Liệu cha mẹ bạn sẽ tức giận, căng thẳng, hay xúc động? Họ sẽ thuyết giảng với bạn? Dùng những từ ngữ cay nghiệt? Hỏi hàng tấn câu hỏi?

Sẽ rất tốt nếu bạn tiên liệu trước điều bạn có thể sẽ làm và bạn sẽ cảm thấy thế nào. Ví dụ, nếu cha mẹ bạn to tiếng bạn sẽ trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để giữ cuộc trò chuyện có hiệu quả và tránh việc to tiếng lại.

Và hiển nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng quát tháo. Nhiều người không làm như vậy. Ngay cả khi các bậc cha mẹ ban đầu không có phản ứng dữ dội, họ đều muốn giúp đỡ con cái. Nhiều thiếu niên cảm thấy bất ngờ trước sự ủng hộ của cha mẹ.

Hãy để cha mẹ nói và đừng xen ngang

Hãy để cho cha mẹ bạn có thời gian suy nghĩ. Lắng nghe những điều họ nói. Hãy để họ giải tỏa nếu thật sự họ cần như thế.

Hãy cho họ biết cảm xúc của bạn. Một phần cuộc trò chuyện có thể bao gồm việc bạn thể hiện cảm nhận của bạn. Ví dụ, nếu bạn biết mình đã làm họ thất vọng và cảm thấy hối lỗi về điều đó, hãy nói ra. Hãy cho họ biết rằng bạn cũng cảm thấy thất vọng về chính bản thân.

Bạn có thể nói: “Cha mẹ ơi, con biết mình đã làm cha mẹ thất vọng thế nào. Con biết cha mẹ rất tức giận. Con rất hối hận vì đã khiến cha mẹ phải rơi vào tình huống này. Con cũng rất thất vọng về bản thân.”

Hãy chia sẻ về những nỗi lo và sợ hãi, chẳng hạn như, “Con rất lo sợ về việc sẽ giải quyết nó như thế nào, về những gì bạn bè con sẽ nghĩ, về việc học”. Hoặc, “Con không thể tin được điều này đang xảy đến với mình và con không chắc mình phải làm gì bây giờ”.

Diễn đạt thành lời cảm xúc của bạn sẽ cần sự chín chắn và nó không dễ thực hiện. Đừng lo lắng nếu những lời nói ra không hoàn hảo hoặc nếu bạn khóc hoặc trở nên xúc động. Nghĩ về những cảm xúc trước khi nói sẽ đem lại hiệu quả. Nếu bạn không thể tưởng tượng mình sẽ phải thể hiện cảm xúc ra ngoài thế nào, hãy cân nhắc việc viết chúng thành một bức thư.

Nguồn: yhoccongdong.com