Theo ngôn ngữ Y học cổ truyền; bệnh cảm cúm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chính là do chính khí suy yếu; tà khi lợi dụng đó mà thâm nhập vào cơ thể làm cho người bệnh mệt mỏi; kéo theo ho và sổ mũi.

Những vị thuốc Đông y chữa cảm cúm hiệu quả
Những vị thuốc Đông y chữa cảm cúm hiệu quả

Trong y học cổ truyền có tồn tại nhiều bài thuốc chữa cảm cúm đơn giản hiệu quả

Vào những lúc giao mùa; thời tiết thay đổi khiến cho vi khuẩn xuất hiện nhiều hơn bình thường; cộng với việt tiết khí trời độc và sức đề kháng của bản thân suy yếu; chính là nguyên nhân khiến cơ thể mắc bệnh. Trong đó bệnh cảm cúm là căn bệnh phổ biến và thường gặp hơn cả; bệnh thường xuất hiện trẻ em do sức đề kháng kém; dễ mắc bệnh hơn người lớn và cao tuổi.

Trong Đông Y đã phát triển nhiều phương thuốc chữa bệnh cảm cúm; dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 1 số bài thuốc dân gian cổ truyền; xông lá điều trị cảm cúm hiệu quả.

Nguyên liệu để làm nước xông ta cần chuẩn bị lá sả; lá tre; lá bưởi; hương nhu; ngải cứu; bạc hà; tía tô; mỗi thứ 20g hoặc một nắm tay. Đến công đoạn nấu lá để xông, tất cả rửa sạch cho vào nồi đổ xâm xấp nước; đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút thì bắc ra; khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp khoảng 2 phút. Chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo; trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi; không nên để quá đột ngột khiến cho cơ thể bị sốc; xông trong 10 phút. Sau đó hở chăn một ít để cho cơ thể thích nghi; tiếp đó lấy mước tắm nhanh rồi lau khô, chú ý nên để nước tắm ở nhiệt độ ấm; sau đó mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.

Xông đúng cách giúp bệnh cảm cúm khỏi nhanh chóng
Xông đúng cách giúp bệnh cảm cúm khỏi nhanh chóng

Công dụng của từng loại lá trong Y học cổ truyền

Mỗi cây thuốc quý lại có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Lá tre giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt. Sảl àm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu. Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu. Ngải cứu cầm máu, điều hòa khí huyết. Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi. Bạc hà sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Lời khuyên của các chuyên gia

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang công tác tại Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho rằng, trước khi xông múc để riêng một cốc nước để khi xông xong uống, giúp phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông trong thời gian quá dài gây mất tân dịch gây hiện tượng ngộ hãn, nguy hại cho sức khỏe. Do thành phần dược liệu chứa nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Lưu ý không xông khi đang sốt cao hoặc đang bị hôn mê. Không sử dụng cách này cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Bệnh cảm cúm là bệnh rất dễ mắc chính vì thế để ngăn ngừa bệnh; bạn nên chú ý giữ gì sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi; ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Nguồn: yhoccotruyenvn.com