Gout có lẽ là một bệnh lý được nhiều người biết đến nhiều với thâm niên lâu nhất của loài người – đã hơn 2000 năm rồi. Từ ngàn xưa, đây được xem như là bệnh của vua của chúa; vì thường chỉ xuất hiện ở những gia đình giàu sang, phú quý; luôn dư thừa đồ ăn thức uống. Nhưng ngày nay; người ta đã nhận ra rằng; đây chính là một sự rối loạn rất phức tạp; gây ảnh hưởng lên tất cả mọi người; chứ không phải chỉ xuất hiện ở riêng những người giàu. Ở Việt Nam, hiện tại có đến hàng triệu người; đang phải chịu khổ sở vì bệnh này.

Bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn là ở phụ nữ. Nhưng ở nữ; bệnh gout ở nữ thường xuất hiện sau mãn kinh. Thống kê được, tại Việt Nam có đến 3% người trưởng thành bị mắc bệnh gout. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới vào độ tuổi từ 40 đến 60; và ngày dần có xu hướng trẻ hóa. Thêm vào đó, cứ có 4 người đến khám; thì có từ 1 đến 2 trường hợp được chuẩn đoán bệnh gout nằm trong độ tuổi từ 30 đến 40.

Đây là một bệnh có khả năng điều trị được; và cũng có rất nhiều cách để có thể phòng ngừa tái phát.

Triệu chứng

Các triệu chứng gout hầu hết là cấp tính, xảy ra đột ngột, vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước. Gồm:

  • Đau dữ dội ở khớp ngón chân cái, cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…
  • Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau như bị lửa đốt, nóng rát với cảm giác nặng nề không thể chịu nổi.
  • Một số bệnh nhân bị gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da gọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.

Nguyên nhân

  • Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao và tích lũy dần dần; lắng đọng thành tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp.

Yếu tố nguy cơ làm tăng acid uric máu:

  • Lối sống thất thường, uống nhiều rượu, bia; ăn nhiều phủ tạng động vật, thịt cá, hải sản có hàm lượng đạm cao.
  • Thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg.
  • Một số bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường; mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động….
  • Do dùng một số thuốc như lợi tiểu thiazide; thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép. Hóa trị liệu làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
  • Gen di truyền. 1/4 số bệnh nhân bị gout có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
  • Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị gout trong khoảng 30 – 50 tuổi, nữ từ 50 – 70 tuổi.

Cách phòng chống:

Uống nhiều nước để làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu
Uống nhiều nước để làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu
  • Giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu và sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Không nhịn đói để giảm cân vì cách này chỉ càng làm tăng acid uric trong máu.
  • Tránh ăn quá nhiều nguồn chứa purin như tạng động vật, cá trồng, cá trích, cá thu,… nên ăn các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
  • Nên giới hạn dưới hai cốc rượu bia mỗi ngày nếu là nam; một cốc nếu là nữ. Nếu đang bị gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia.
  • Ăn uống nhiều nước; chất lỏng để làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu.
  • Hiện chưa có cách nào để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn gout. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh gout lâu dài và hiệu quả nhất.
  • Đối với người đã bị gout thì bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn gout cấp tính. Nếu điều trị kéo dài có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dày tá tràng, nên cần tham vấn bác sĩ kỹ.
  • Trường hợp bạn bị cơn gout cấp, có thể dùng Colchicin hoặc chích Cortisone tiêm thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn.

Nguồn: suckhoedoisong.vn