Căng thẳng là khi bạn nhận thấy bản thân đến độ tuổi phải đối diện với áp lực từ thế giới bên ngoài. Chẳng hạn như chuyện học hành, trường học, gia đình và bạn bè xung quanh. Hoặc là áp lực từ chính nội tâm của bản thân. Ví dụ như muốn được thể hiện bản thân, muốn làm mọi việc tốt đẹp hơn, muốn được người khác công nhận. Đây là một phản ứng hết sức bình thường, và nó xuất hiện ở bất kì một lứa tuổi nào. Trong các trường hợp như bản thân bị áp lực về thể chất lẫn tinh thần sẽ dẫn đến căng thẳng.

Không phải căng thẳng lúc nào cũng là một tình trạng xấu. Đôi khi một chút căng thẳng lại tốt. Chúng ta vốn sinh ra không phải là một người hoàn hảo. Thế nên không thể ép buộc bản thân mình có thể làm tốt ở các lĩnh vực. Như thể thao, trường học, giao tiếp,….Đôi khi căng thẳng tạo nên áp lực, giúp chúng ta nỗ lực phấn đấu. Để bản thân tốt hơn mình của ngày hôm qua. Nếu như không căng thẳng vào một dịp deadline, bạn sẽ không thể nào hoàn thành môt báo cáo hay dự án đúng thời gian.

Cách để đổi phó với căng thẳng ở độ tuổi thiếu niên ?
Cách để đổi phó với căng thẳng ở độ tuổi thiếu niên ?

Nếu căng thẳng là bình thường, sao tôi lại cảm thấy tệ hại vậy?

Với tất cả những điều xảy ra ở tuổi của bạn, rất dễ dàng để cảm thấy bị choáng ngợp. Những điều mà bạn không thể kiểm soát thường gây khó chịu nhất, như khi cha mẹ cãi nhau, hoặc cuộc sống xã hội của bạn là một mớ hỗn độn. Bạn cũng có thể cảm thấy tồi tệ khi bạn gây áp lực lên bản thân bạn – giống như có được điểm tốt hoặc để được thăng chức trong công việc bán thời gian. Một phản ứng thường gặp khi căng thẳng là chỉ trích chính mình. Bạn thậm chí có thể buồn bã đến nỗi thấy mọi điều không còn thú vị nữa và cuộc sống có vẻ khá nghiệt ngã. Khi điều này xảy ra, dễ nghĩ rằng bạn chẳng làm được gì để thay đổi sự việc. Nhưng bạn có thể! Hãy xem các mẹo bên dưới.

Dấu hiệu bạn bị căng thẳng

  • Cảm thấy chán nản, tội lỗi, mệt mỏi
  • Bị đau đầu, đau bụng, khó ngủ
  • Cười hay khóc không có lý do
  • Đổ lỗi cho người khác vì những điều xấu xảy ra cho bạn
  • Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề
  • Cảm giác như điều mà bạn đã từng thích thú không còn thú vị hoặc là một gánh nặng
  • Không bằng lòng với người khác hoặc với trách nhiệm của bản thân.

Những điều giúp chống lại căng thẳng

  • Ăn đủ chất và điều độ
  • Uống ít caffeine
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục một cách thường xuyên

Những gì không thể giúp bạn đối phó

Có những cách an toàn và không an toàn để đối phó với căng thẳng. Rất nguy hiểm để cố gắng thoát khỏi vấn đề của bạn bằng cách sử dụng ma túy và rượu. Cả hai có thể rất hấp dẫn, và bạn bè có thể cung cấp cho bạn. Ma túy và rượu có thể có vẻ như câu trả lời dễ dàng, nhưng không phải vậy. Sử dụng ma túy và rượu để đối phó với căng thẳng chỉ gây thêm những vấn đề mới, như nghiện, các căng thẳng khác trong gia đình và vấn đề về sức khỏe.

Chỉ cảm thấy muốn đầu hàng

Đây là một dấu hiệu nguy hiểm. Căng thẳng có thể trở nên quá sức giải quyết. Nó có thể dẫn đến những cảm xúc khủng khiếp khiến bạn nghĩ đến việc tự làm tổn thương hoặc thậm chí tự sát. Khi bạn cảm thấy muốn đầu hàng, dường như sự việc chẳng thể nào tiến triển tốt hơn. Khi đó, hãy nói chuyện với ai đó ngay lập tức. Bộc lộ về cảm xúc của mình là bước đầu tiên trong việc học đối phó với stress và bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Nguồn: yhoccongdong.com