Chùa Nôm nổi tiếng với kiến trúc cổ xưa vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ thời xưa

Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời, và các lễ hội ở đây phản ánh phong tục và văn hóa của những người nông dân trước đây. Cùng tồn tại với phong tục là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, trong đó có một số lượng lớn các đền, chùa cổ. Ngoài ra, làng nghề truyền thống cũng thu hút nhiều du khách ở mọi miền tổ quốc đến khám phá.

Chùa Nôm, làng Nôm là niềm tự hào của người dân Văn Lâm

Chùa Nôm thuộc xã xã Đại Đồng, Văn Lâm cách Hà Nội 30 km về phía đông, là một ngôi chùa nổi tiếng trên phố Hiến, còn lưu giữ được nhiều nét cổ kính. Khi bước vào cổng làng Nôm, bạn sẽ bị ấn tượng bởi khung cảnh cổ kính của ngôi đình cổ kính, mái đình rêu phong, cây đa, giếng nước,… Theo phong tục của làng, mỗi lần ghé thăm đình làng bạn đều ghé qua đình làng Tam Giang thắp hương cầu may. Sau đó, bạn sẽ bước 9 nhịp cầu trên phiến đá xanh để qua sông Nguyệt Đức để đến với ngôi chùa Nôm linh thiên.

Không gian yên bình, đẹp kì bí

Đến thăm chùa Nôm, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước không gian yên bình và vẻ đẹp huyền bí của pho tượng linh thiêng. Chùa Nôm thuộc thiền phái Lâm Tế có 122 pho tượng Phật lớn nhỏ khác nhau và được làm bằng đất. Các pho tượng ở đây được khắc họa với những cử chỉ và nét mặt rất sinh động, bao gồm Tam Thánh, Tam Thế, A Di Đà, Bát bộ Kim cương, Thập bát La hán… Hàng trăm cây mẫu đơn, hoa hồng, hoa … đang đến độ ra hoa tại khuôn viên của chùa. Khoảnh khắc nở hoa tạo nên những bức tranh thiên nhiên đẹp nên thơ nhưng vẫn cổ kính.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, quần thể Làng Nôm vẫn là nhân chứng sống động của lịch sử. Hàng năm, nhất là vào các dịp lễ, tết, hàng trăm du khách thập phương về đây trẩy hội chùa, thăm làng cổ. Chùa Nôm, Làng Nôm là niềm tự hào của người dân Văn Lâm, là di tích lịch sử văn hóa có giá trị của toàn tỉnh Hưng Yên.

Làng Nôm – Chùa Nôm
Làng Nôm – Chùa Nôm

Làng nghề Đúc đồng Lộng Thượng

Làng đúc đồng Lộng Thượng là một làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm được đúc từ đồng như: lọ hoa, đỉnh đồng, lư hương,… Từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa, những sản phẩm đã góp phần vào nét đẹp của chốn kinh thành Thăng Long xưa. Đến đây, bạn sẽ được học hỏi về những kinh nghiệm và được tự tay làm ra sản phẩm từ đồng dưới sự hướng dẫn những người thợ tại đây. Ngày nay, làng đúc đồng Lộng Thượng được mở rộng và phân công hóa ngành nghề, đã mở các phường sản xuất riêng cho từng mặt hàng như: mâm, chậu, đồ thờ cúng, tượng…

Những sản phẩm của Làng Nghề Đúc Đồng Truyền Thống
Những sản phẩm của Làng Nghề Đúc Đồng Truyền Thống

Ông tổ nghề đúc đồng

Nhờ có sự tổ chức mà làng đã ngày càng phát triển. Từ bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa trong làng, những sản phẩm ấy đã góp phần vào nét đẹp làng nghề chốn kinh thành Thăng Long xưa. Theo sử sách ghi chép lại rằng, ông tổ nghề đúc đồng ở nơi đây là Khổng Minh Không – Quốc sư triều Lý thế kỷ thứ XII, ông đã đến đây và truyền lại nghề đúc đồng cho dân làng. Để tỏ lòng thành kính và biết ơn đến Đức Tổ sư – người đã có công lao khai truyền nghiệp quý, người dân nơi đây đã đúc tượng ông và thờ cúng quanh năm.

Ngày nay, làng đúc đồng Lộng Thượng đã được mở rộng sản xuất và phân công hóa ngành nghề, đã thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: xưởng làm mâm, xưởng làm chậu, xưởng đúc đồ thờ cúng, xưởng đúc tượng…. Nhờ có sự tổ chức hoàn chỉnh, làng nhanh chóng phát triển với nghề đúc đồng, gò đồng nâng cao trong kinh nghiệm luyện đồng.

Làng nghề Đúc đồng Lộng Thượng
Làng nghề Đúc đồng Lộng Thượng

Đền Chử Đồng Tử

Đền thờ Chử Đồng Tử có ở rất nhiều nơi trên Việt Nam. Ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên; cách Hà Nội khoảng 25 km theo đê sông Hồng; có hai ngôi đền thờ Chử Đồng Tử đó là ngôi đền nằm ở thôn Đa Hòa; Bình Minh; bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi mà nàng công chúa Tiên Dung – con gái vua Hùng thứ 18 nên duyên với chàng Chử nghèo; ngôi đền thứ hai ở thôn Yên Vĩnh; Dạ Trạch; nơi chàng Chử cùng với nhị vị phu nhân về trời. Tuy hai ngôi đền đều thờ Chử Đồng Tử có kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng lại có sự khác biệt đáng kể để phân biệt.

Chốn Bồng Lai tiên cảnh ở trần thế

Cây cối nơi đây cũng được chọn lọc để tập trung vào chủ điểm khẳng định sự bất tử của đức thánh Chử Đồng Tử cũng như mối tình tuyệt mỹ của ngài. Xen vào đó là những lời hay; ý đẹp và tình yêu bất tử của con người toát lên qua mỗi lời; mỗi chữ của những bức hoành phi; câu đối của những bậc tao nhân; mặc khách mọi thời. Thật là một chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi trần thế.

Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Đền thờ Chử Đồng Tử
Đền thờ Chử Đồng Tử
Nét cổ xưa vẫn được lưu giữ ở chùa
Nét cổ xưa vẫn được lưu giữ ở chùa

Chùa Chuông – Phố Hiến

Chùa Chuông – Phố Hiến là một kiến trúc nghệ thuật đặc sắc; nổi danh. Với bề dày lịch sử; trúc độc đáo cùng hệ thống những pho tượng cổ đẹp; chùa Chuông đã trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn; nổi tiếng. Chùa Chuông được xây dựng từ thời Lê và đã trải nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê.

Tương truyền; vào một năm đại hồng thuỷ; có một quả chuông vàng trên một chiếc bè không biết từ đâu đã trôi dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được; vậy mà bô lão thôn Nhân Dục lạy trời khấn Phật hô mười nam thanh nữ tú kéo được chuông lên bờ. Cho là vật báu trời ban; dân làng Nhân Dục bèn góp công; của dựng lại chùa cho rộng rãi hơn và xây lầu treo chuông.

Hướng con người tới tâm và thiện.

Mỗi lần thỉnh chuông; tiếng chuông ngân vang xa hàng vạn dặm. Khi ấy vua quan Bắc quốc lo sợ vì mỗi khi tiếng chuông thỉnh; những báu vật mà chúng cướp được sẽ về với chủ cũ nên đóng giả làm cao tăng tìm đến chùa để lấy cắp chuông vàng. Biết được giã tâm muốn cướp chuông vàng; các Tăng ni đã dấu chuông vàng xuống một chiếc giếng nhỏ. Dần dần những người mang chuông đi dấu đều viên tịch; hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không thấy.

Tới đây; du khách có thể thấy được cảnh đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là ở bố cục cân đối; nhịp nhàng; như thấy được trong tâm như được gột bỏ bụi trần để đi đến thế giới của Phật; hướng con người tới tâm và thiện.

Chùa như 1 bức tranh thủy mặc
Chùa như 1 bức tranh thủy mặc
Chùa Chuông – Phố Hiến
Chùa Chuông – Phố Hiến

Đền Ghênh

Đến với đền Ghênh tại thôn Ngọc Quỳnh, Như Quỳnh là bạn được đến với nơi lưu lại những dấu ấn lịch sử của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan – người phụ nữ tài, đức vẹn toàn suốt đời vì nước, vì dân.

Đền Ghênh là công trình kiến trúc được xây dựng theo phong cách triều đại của nhà Lý, nó được chia làm ba phần gồm tiền tế, bái đường, hậu cung. Chính điện quay về hướng nam và nhìn xuống Tam giao thủy. Từ phía xa nhìn tam quan của đền có thể biết được đền xây dựng theo lối kiến trúc cổ. Đi vào trong sân có một phiến đá lớn để người dân đặt đồ lễ. Toàn bộ ba tòa được xây trên nền cao 9 bậc. Sau đền có hai giếng nước trong xanh quanh năm và nó không bao giờ cạn nên được gọi là mắt rồng, trên bờ có hai cây cổ thụ gọi là mi rồng…

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và tương truyền rằng, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có tên thường gọi là Lê Thị Khiết, sinh năm 1044, quê ở làng Ghênh Sủi, thuộc hương Thổ Lỗi (nay là thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh). Năm ấy, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi vẫn chưa có con trai, thường đi tới các chùa, quán để cầu tự. Vua đi đến đâu con trai, con gái nô nức đổ ra xem, duy có một người con gái ở hương Thổ Lỗi đang hái dâu, cứ đứng nguyên chỗ, tựa mình vào bụi lan. Vua thấy nàng xinh đẹp, cho đưa vào cung, phong tước phi và đổi tên cho là Ỷ Lan. Khi đó bà ở độ tuổi 18.

Đền Ghênh - Hưng Yên
Đền Ghênh – Hưng Yên
Đền Ghênh
Đền Ghênh

Hồ Bán Nguyệt

Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến Hưng Yên; thì không thể không ghé đến hồ Bán Nguyệt. Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên xưa nay là thắng cảnh thu hút khách du lịch. Bất cứ ai đến nơi đây đều mang trong mình ấn tượng sâu đậm về phong cảnh hữu tình; không gian thoáng đãng; cùng các lễ hội được tổ chức hàng năm.

Hồ Bán Nguyệt nằm giữa lòng xã Hưng Yên; một nét duyên dáng trong khung cảnh phố phường sầm uất; điểm xuyết phố phương nơi đây. Dáng hồ cong như hình trăng khuyết nên đã được đặt tên là Hồ Bán Nguyệt. Hồ là khúc bỏ lại của dòng sông Hồng khi nó đổi dòng. Hồ Bán Nguyệt có phong cảnh nên thơ hữu tình; nước trong xanh; bốn bề cây cối um tùm; mát dịu; với một bên là phố Nguyệt Hồ và một bên là đê Đại Hà. Không gian dịu êm giữa phố thị; hồ là nguồn hứng thú cho những tao nhân mặc khách.

Như một nét thơ

Trong khung cảnh ồn ã; sầm uất của đô thị; hồ Bán Nguyệt như một nét thơ được điểm xuyết vào đó với không gian thoáng đãng; phong cảnh hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập; một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt.

Hồ Bán Nguyệt là dấu tích của dòng sông Hồng khi đã đổi dòng và cũng chính nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa; lịch sử. Đến thăm hồ Bán Nguyệt Hưng Yên quý khách sẽ có những trải nghiệm thú vị nhất và sẽ thật tuyệt vời khi được đến tận nơi; xem tận mắt vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có như thế này.

Một nét thơ điểm xuyết cho đô thị cổ Phố Hiến
Một nét thơ điểm xuyết cho đô thị cổ Phố Hiến
Hồ Bán Nguyệt
Hồ Bán Nguyệt

Trên đây chỉ là một số nơi tiêu biểu của vùng đất Hưng Yên. Còn rất nhiều địa điểm khác ở vùng đất này đang chờ bạn khám phá đấy nhé, nếu có dịp hãy đến mảnh đất hữu tình này để khám phá những địa danh nổi tiếng này nhé. Chúc bạn tìm được nhiều điều mới mẻ, bổ ích trong chuyến đi của mình.

Nguồn: toplist.vn