Trị ong đốt

Ong đốt là một trường hợp hay gặp khi bạn và gia đình chơi ở những nơi nhiều cây, hoa. Đặc biệt là ở các công viên, các cánh rừng, khu cắm trại. Dù đa số chúng không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng cũng gây ra khó chịu. Vì vậy, biết cách xử lí nhanh khi bị ong đốt cũng là một kỹ năng sống quan trọng. Hãy nắm vững những bước quan trọng dưới đây để sơ cứu nhanh khi bị ong đốt nhé!

Bị ong đốt có thể gặp những triệu chứng nào

Bệnh viện đa khoa MEDLATEC đã liệt kê ra những phản ứng khi bị ong đốt. Chúng có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì có thể đau, ngứa, sưng đỏ. Những trường hợp nặng hơn có thể là nôn mửa, sốt. Những loại ong độc như ong bắp cày còn có thể gây ra tử vong nếu xử lý không đúng cách. Mức độ nguy hiểm của phản ứng phụ thuộc nhều vào số nốt, vị trí đốt cũng như loài ong gây ra. Dưới đây là 5 loại phản ứng có thể xảy ra khi bị ong đốt.

Phản ứng không dị ứng khi bị ong đốt

Đây là loại phản ứng nhẹ nhất sau khi bị ong đốt, cũng là phản ứng bắt gặp nhiều nhất. Một số biểu hiện xuất hiện như: đau, ngứa, sưng đỏ một vùng với đường kính 2 – 3 cm quanh chỗ đốt, có thể mất đi sau 4 – 12 tiếng.

Phản ứng dị ứng nhẹ khi bị ong đốt

Xảy ra khi số lượng ong đốt quá nhiều. Có thể gây ra một số triệu chứng như phát ban và ngứa khắp cơ thể nhưng không có triệu chứng liên quan đến hô hấp, nhịp tim, huyết áp hay nhiệt độ cơ thể.

Phản ứng dị ứng vừa

Nếu nạn nhân gặp phải một số triệu chứng như: khó thở, thở rít, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê… và các vấn đề về tuần hoàn gây tụt huyết áp khác.

Phản ứng dị ứng nặng

Phản ứng dị ứng nặng hay sốc phản vệ do ong đốt có khả năng gây ra những ảnh hưởng đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp. Nếu nạn nhân gặp phải các triệu chứng sau cần đưa đến bệnh viện gấp: Khó thở, sưng họng và lưỡi, mạch đập nhanh và yếu, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, chóng mặt hoặc ngất xỉu, mất ý thức…

Phản ứng chậm

Xuất hiện sau nhiều ngày bị ong đốt (khoảng 8 – 15 ngày). Thường có một số phản ứng như bệnh huyết thanh kèm theo sốt, mề đay, đau khớp, hội chứng ngoại tháp, hội chứng màng não, bệnh não cấp, thận  nhiễm mỡ, viêm cầu thận…

Mỗi phản ứng đều có những cách chữa trị khác nhau. Để đảm bảo không xảy ra những điều đáng tiếc, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức về cách xử lý tại nhà khi bị ong đốt nhé!

Cách xử lý tại nhà khi bị ong đốt

Bước 1: Rút ngòi ong

Rút ngòi ong khi bị đốt
Rút ngòi ong giúp hạn chế tình trạng nhiễm độc

Cần rút ngòi của ong ra càng sớm càng tốt. Vì ngòi ở quá lâu trong da sẽ tiết ra nhiều nọc độc hơn, khiến vùng bị chích sưng đỏ và ngứa hơn rất nhiều. Có thể dùng nhíp, móng tay hoặc một miếng gạc để lấy ngòi ong ra. Tránh việc dùng nhíp hoặc dùng tay bóp nặn để lấy ngòi ong ra, vì khi nặn ép như vậy sẽ làm chất độc giải phóng ra vùng da nhiều hơn.

Bước 2: Sát trùng vết thương

Sát trùng tay
Rửa sạch vùng bị ong đốt bằng xà phòng

Rửa sạch vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm, bôi dung dịch Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt để sát trùng. Sau đó có thể dùng túi đá lạnh chườm lên vết đốt trong khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp giảm sưng và làm dịu vùng da bị đốt.

Bước 3: Chăm sóc, theo dõi

Chăm sóc và theo dõi nạn nhân sát sao. Nạn nhân nên uống nhiều nước, chất độc sẽ theo đó ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhờ đó giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng.

Trên đây là cách chữa khi bị ong đốt tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, nếu vết thương ở những vùng quan trong như: đầu, cổ, mặt và nạn nhân có những triệu chứng như nôn mửa, khó thở, hôn mê… cần đưa đến cơ quan y tế càng sớm càng tốt.

Nguồn: blog.btaskee.com