Có rất nhiều mẹo trị sổ mũi. Chúng có thể là cá mẹo dân gian, cũng có thể là lời khuyên cực hữu ích từ bác sĩ. Bạn có thể áp dụng chúng để loại bỏ nước mũi, giảm cảm giác khó chịu, Thậm chí, chúng còn giúp bạn hỗ trợ điều trị sổ mũi rất tốt. Các mẹo trị sổ mũi chúng tôi cung cấp dưới đây đều là những liệu pháp từ tự nhiên, an toàn và không có tác dụng phụ.
Dịch mũi được tiết ra để giữ ẩm cho màng mũi. Chúng giúp không khí hanh khô đi vào phổi được ấm và ẩm hơn. Ngoài ra, chúng cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Sổ mũi là hiện tượng chất nhầy trong mũi tiết ra nhiều. Chúng cũng chảy ngược vào vòm họng, gây đờm, ho.
Trị sổ mũi thế nào?
Theo các bác sĩ, có nhiều lý do khiến bạn bị sổ mũi. Đó có thể là do dị ứng thời tiết, cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang… Tuy sổ mũi không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn cũng cần điều trị sớm triệu chứng này. Bởi chúng rất có thể dẫn đến những bệnh lý khác. Chúng có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tai, mũi họng. Do đó, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau tai, viêm họng hoặc sưng amidan,…
12 cách trị sổ mũi tại nhà hiệu quả dành cho người lớn
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thăm khám và điều trị sổ mũi sớm để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường sổ mũi do cảm lạnh thông thường gây nên, các bạn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các cách chữa sổ mũi cho người lớn tại nhà sau đây.
Uống nước nóng
Uống nước nóng là một trong những mẹo chữa sổ mũi hiệu quả được nhiều bệnh nhân ứng dụng mỗi khi cảm lạnh “ghé thăm”. Theo một số nghiên cứu công bố trên Rhology vào năm 2009 cho biết, nước nóng có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm lạnh, trị sổ mũi.
Bởi hơi nóng của nước có khả năng kích thích các dây thần kinh liên quan đến khoang mũi và miệng. Từ đó, giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở mũi và họng. Bên cạnh đó, nước nóng còn có tác dụng làm loãng đờm, giúp giảm ho và tống xuất dịch nhầy ra ngoài dễ dàng.
Xông hơi
Xông hơi là một trong những cách trị sổ mũi được nhiều người biết đến bởi tính hiệu quả cao và dễ thực hiện. Để kiểm soát triệu chứng chảy nước mũi, bạn chỉ cần sử dụng một tô nước nóng để cách mặt khoảng cách vừa phải và hít lấy hơi nước bốc lên.
Giữ đầu cao khi ngủ
Ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mới và thúc đẩy khả năng bình phục nhanh. Tuy nhiên, đồng hành với sổ mũi là tình trạng nghẹt mũi thường khiến bạn ngủ không ngon giấc. Do đó, để khắc phục vấn đề này, các bạn nên dùng gối kê cao đầu khi ngủ. Cách làm này giúp chất lỏng chảy tự nhiên, không bị tồn đọng. Bên cạnh đó, kê cao đầu thường giúp bạn dễ dàng thở hơn.
Ăn thức ăn cay
Các thức ăn chứa gia vị cay như ớt, wabasi, gừng, cải ngựa hoặc tiêu ma,… được xem là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi do sổ mũi gây nên. Các hoạt chất chứa trong những gia vị này có tác dụng làm giãn tĩnh mạch ở niêm mạc mũi. Từ đó giúp dẫn lưu khí ở xoang tốt, giúp giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất cay. Bởi chúng giúp làm giảm nghẹt mũi nhưng có thể làm sổ mũi nặng.
Uống nước chanh, mật ong
Chanh chứa lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng điều trị chứng chảy nước mũi hiệu quả.
Cách làm: vắt nước cốt chanh của 1/2 quả chanh pha trong ly nước ấm, thêm ít mật ong và uống. Nên uống nước chanh và mật ong 2 – 3 lần trong ngày để đạt kết quả tốt.
Sử dụng trà gừng
Chưa có nghiên cứu nào nói rõ gừng có tác dụng điều trị sổ mũi. Tuy nhiên, theo một số kinh nghiệm dân gian cho thấy, các hoạt chất cay nồng chứa trong gừng có khả năng làm giảm chứng nghẹt mũi và sổ mũi ở người bệnh. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng sổ mũi, bạn nên uống 1 – 2 cốc trà gừng mỗi ngày.
Cách làm đơn giản như:
Gừng tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
Cho 2 – 3 lát gừng vào cốc nước đun sôi và hãm trong 5 phút
Tiếp đó thêm ít đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống
Xì mũi thường xuyên
Các chuyên gia khuyên bạn nên xì mũi để làm sạch chất nhầy trong hốc mũi. Đây cũng được xem là cách tốt nhất giúp nước mũi ngừng chảy. Tuy nhiên, khi xì mũi, bạn nên thực hiện đúng thao tác để tránh trường hợp dịch mũi ứ đọng trong mũi gây nghẹt hoặc chảy ngược vào họng và tai gây viêm. Cách hỉ mũi đúng đó là bạn nên dùng đầu ngón tay trỏ bịt một bên mũi và hỉ nhẹ. Tuyệt đối không bịt cả 2 bên.
Với các cách trị sổ mũi tại nhà nêu trên, bạn có thể lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu chảy nước mũi là do yếu tố bệnh lý liên quan đến hốc xoang, bạn nên khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nguồn: thuocdantoc.org