Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện từ 10-30% ở người lớn. Trong vòng 30 năm qua, bệnh phát triển mạnh khắp nơi trên thế giới; đặc biệt là ở những nước có nền công nghiệp phát triển.
Tuy có rất nhiều nguyên nhân; nhưng hầu hết mọi người thường bị viêm mũi dị ứng do khói bụi trong không khí là chủ yếu. Không khí trong chính ngôi nhà bạn đang sinh sống; thường chứa khá nhiều bụi bẩn đủ loại mà bạn không hay; và loại là nguyên nhân gây dị ứng nhất chính là những vi sinh vật nhỏ tí ti; bay theo bụi bẩn trong không khí. Những vi sinh vật này thường tự bản thân chúng không tạo ra dị ứng được; mà chính do chất bài tiết ra từ cơ thể chúng; còn vương lại trên bàn ghế, nệm, giường… Đến khi những sinh vật này chết đi; xác chúng lại tiếp tục tan biến thành bụi; và tiếp tục bay lẩn quẩn trong không khí
Ngoài ra, những bụi bặm bay trong nhà có thể còn chứa phấn từ các loại nấm li ti ở những nơi ẩm ướt, những bụi bặm phát ra từ da, lông chó, mèo nuôi trong nhà… Tất cả những chất nói trên, nếu bạn là người mẫn cảm, sẽ rất dễ bị hắt hơi và hắt hơi liên tục khi hít phải chúng.
Nguyên nhân
Vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà…
Triệu chứng
• Nhảy mũi, nghẹt mũi.
• Ngứa mũi, mắt.
• Việc không thở bằng miệng cũng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản.
• Chảy nước mũi, có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.
• Chóp mũi viêm đỏ và trầy do chà xát thường xuyên vì ngứa.
• Mí mắt bị quầng thâm, sưng nề.
Biến chứng của bệnh: viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng, viêm họng, viêm tai giữa, suyễn…
Cách phòng chống
• Tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách: Đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Luôn giữ nhà khô ráo, sạch sẽ, thoáng khí, hút bụi thuờng xuyên để loại bỏ những con mạt, nấm mốc. Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.
• Điều trị bằng thuốc: Dùng các thuốc bơm mũi giảm phản ứng viêm; thuốc làm giảm ngứa, nhảy mũi, chảy nước mũi, thuốc làm giảm chảy nước mũi khi bơm vào mũi…
• Điều trị miễn dịch: Trường hợp viêm mũi kéo dài cần điều trị miễn dịch. Bác sĩ sẽ nhận diện chất gây dị ứng để tiêm cho người bệnh chính chất đó; bắt đầu bằng liều nhỏ rồi tăng dần để giúp cơ thể tự tạo ra kháng thể với chất gây dị ứng… Tuy nhiên, cần kiên nhẫn điều trị và làm đúng theo lời chỉ dẫn.
Dị ứng
Dị ứng (hoặc chứng mẫn cảm) là phản ứng của cơ thể khi bị ảnh hưởng của thời tiết; hoặc những chất lạ xâm nhập từ bên ngoài.
Triệu chứng
Các hiện tượng như nghẹt mũi, sổ mũi, mắt bị ngứa và chảy nước mắt; buồng phổi có cảm giác nóng ran, co thắt… đều là những triệu chứng của dị ứng.
Nguyên nhân
Dị ứng bắt nguồn từ 3 nguyên nhân:
•Do bụi bặm trong không khí.
•Do tiếp xúc với phấn hoa trong không khí.
•Khi cơ địa không hợp với một số chất có trong các đồ ăn như tôm, cua, nhất là khi ăn quá nhiều.
Cách phòng chống
• Giữ cho nhà thông thoáng; không bụi bẩn bằng cách quét dọn thường xuyên phòng ngủ; giặt giũ ga trải giường, thảm lau chân…
• Dùng máy lạnh hay máy lọc không khí để làm giảm bớt độ ẩm không khí trong nhà; nhằm ngăn chặn sự sinh sản của các vi sinh vật trong không khí.
•Hạn chế nuôi chó mèo. Nếu đã nuôi, đừng để chúng vào phòng; nhất là phòng ngủ của bạn. Chỉ cần một lần mỗi tuần chó, mèo qua một căn phòng; căn phòng đó có thể gây dị ứng cho bạn trong một tuần lễ sau đó.
•Mang khẩu trang khi đi ra đường, dọn dẹp nhà kho…
Nguồn: suckhoedoisong.vn