Khu chính điện tại Đền Đô

Bắc Ninh là thành phố có nền văn hóa truyền thống với nhiều nét đẹp, làn điệu quan họ tiêu biểu là làn điệu quan họ trữ tình đi vào lòng người. Không chỉ vậy, Bắc Ninh còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề thủ công truyền thống. Là trung tâm của Bắc Kinh cổ kính, Bắc Ninh giữ vẻ đẹp độc đáo của riêng mình trong cảnh quan thiên nhiên đẹp xuất sắc và nền văn hóa lâu đời. Nếu có dịp đến với Bắc Ninh, bạn đừng quên ghé thăm 6 địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng nhất mà chúng tôi sẽ kể đến nhé. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi khám phá xem những địa điểm đó.

Đền Đô

Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất làng quan họ Bắc Ninh, bạn sẽ không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng: Đền Đô. Đền Đô hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp Điện là nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Đền Đô – ngôi đền thờ các vị bậc đế vương thời nhà Lý, toát lên vẻ uy nghiêm, cổ kính, mang đậm nét háo khí Thăng Long một thời. Khi đến với ngôi đền, du khách sẽ có cơ hội nhìn lại những công trình kiến ​​trúc cổ trang nghiêm và độc đáo còn được bảo tồn cho đến ngày nay, những nét văn hóa đặc sắc từ các công trình kiến ​​trúc đến các lễ hội được tổ chức tại đây.

Nơi thờ tự bậc đế Vương nhà Lý

Đền Đô do vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào ngày 3 tháng 3 năm 1030. Kể từ đó, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, trong chiến tranh, Pháp đã ném bom và phá hủy hoàn toàn công trình kiến trúc này. Vào nửa cuối năm 1989, Đền Đô được xây dựng và phục hồi lại nguyên vẹn theo hình dáng cũ trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia và các dấu tích còn lại khác.Mặc dù vậy, Đền Đô vẫn giữ được nét cổ kính riêng, trầm mặc, thể hiện sự uy nghiêm, hào khí của thời Lý.

Được xem là nơi thừa tự của các bậc đế vương nhà Lý, Đền Đô thờ 8 vị vua như sau:

  • Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028)
  • Lý Thái Tông (1028-1054)
  • Lý Thánh Tông (1054-1072)
  • Lý Nhân Tông (1072-1128)
  • Lý Thần Tông (1128-1138)
  • Lý Anh Tông (1138-1175)
  • Lý Cao Tông (1175-1210)
  • Lý Huệ Tông (1210-1224)

Nét kiến trúc tỉ mỉ

Đền Đô nằm trong khuôn viên rộng hơn 31.000m². Nét kiến trúc tại đây được chăm chút tỉ mỉ với những chạm khắc tinh xảo cũng như sự uy nghi, linh thiêng trong khu chính điện và các khu thờ tự khác. Bước vào chính điện của Đền Đô, bạn sẽ thấy một bên khắc họa lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ, một bên là bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Khói hương trong chính điện nghi ngút càng làm tăng thêm vẻ trầm mặc, cổ kính và linh thiêng cho Đền Đô.

Xung quanh Đền Đô là khuôn viên rộng lớn, trồng nhiều cây xanh cũng như lối đi rải đá sạch sẽ. Nơi đây có hồ Bán Nguyệt là nơi thường xuyên diễn ra quan họ Bắc Ninh – nét văn hóa độc đáo của vùng đất này. Đồng thời Đền Đô còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc. Nếu đến đây vào rằm tháng 3, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội truyền thống của người dân nhằm tưởng nhớ công lao của các vị vua nhà Lý trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Nếu có dịp một lần ghé qua mảnh đất giàu văn hóa này, đừng quên ghé qua Đền Đô bạn nhé!

Khuôn viên tại Đền Đô
Khuôn viên tại Đền Đô

Chùa Dâu

Nhắc đến Bắc Ninh ta không thể không nhắc tới địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng chính là chùa Dâu. Còn có tên gọi khác là chùa Diên Ứng; chùa Pháp Vân hay chùa Cổ Châu cũng như nhiều tên gọi khác mà người dân nơi đây thường sử dụng; chùa Dâu được xem là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam cũng như là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất còn lưu giữ đến ngày nay.

Có thông tin cho rằng ngôi chùa này được xây dựng vào những năm trước Công Nguyên bởi những nhà tu hành người Ấn Độ. Sau đó ngôi chùa được nhà sư ở Trung Quốc đến đây và lập nên phái thiền đầu tiên tại Việt Nam. Trải qua theo năm tháng; chùa Dâu được tu sửa nhiều lần. Trong chiến tranh; ngôi chùa tôn nghiêm; cổ kính này đã bị tàn phá ít nhiều và ngày nay được phục dựng lại dựa trên lối kiến trúc cũ cổ xưa.

Nổi tiếng linh thiên

Chùa Dâu nổi tiếng linh thiêng không những vì là ngôi chùa Phật Pháp đầu tiên tại Việt Nam mà còn gắn nhiều với nhiều truyền thuyết như truyền thuyết Mạc Đĩnh Chi; truyền thuyết Man Nương. Đến với chùa Dâu; du khách sẽ được trải nghiệm không gian cổ kính; linh thiêng tại đây. Lối kiến trúc của chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Trong đó bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường; thiêu hương và thượng điện. Tại chùa Dâu có thờ đức Bồ Tát; Tam Thế; Đức Ông, Thánh Tăng,…cùng nhiều tượng khác.

Đến tham quan chùa Dâu vào dịp nơi đây tổ chức lễ hội; bạn sẽ được trải nghiệm các nghi thức cổ xưa tại đây. Lễ hội tại chùa Dâu cũng được xem là một trong những lễ hội cổ nhất tại Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay. Thời gian tổ chức lễ hội diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chính vì thế nếu có dịp; bạn nên ghé qua chùa Dâu trong khoảng thời gian này để tận mắt chiêm ngưỡng nét văn hóa độc đáo được tổ chức tại đây.

Đề nhất cổ tự - Chùa Dâu
Đề nhất cổ tự – Chùa Dâu
Lễ hội tại chùa Dâu
Lễ hội tại chùa Dâu

Làng gốm Phù Lãng

Nếu bạn là người yêu gốm sứ và muốn tìm hiểu về nghệ thuật cũng như nghề làm gốm thì đừng bỏ qua làng gốm Phù Lãng khi đến với vùng đất Bắc Ninh. Làng gốm nằm ở huyện Quế Võ; cách sông Lục Đầu 4km và nằm ngay bên bờ sông Cầu thơ mộng. Tới đây bạn không chỉ được đắm chìm trong phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được tham quan quy trình sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ như chén, ấm, chậu cảnh, nồi đất…

Làng gốm Phù Lãng được hình thành và phát triển vào khoảng thời nhà Trần và còn lưu giữ đến ngày nay. Một số sản phẩm gốm Phù Lãng vào thế kỷ thứ 17-19 hiện nay còn được bảo tồn và lưu giữ tại Bào tàng Lịch sử Việt Nam. Đến thăm làng gốm Phù Lãng; không những du khách có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm gốm và các sản phẩm truyền thống nơi đây mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm kiến thức cũng như trải nghiệm về làng nghề hàng ngàn năm tuổi này. Qua đó càng thêm hiểu hơn về nét văn hóa đặc sắc thể hiện qua từng sản phẩm gốm thủ công truyền thống.

Mang bản sắc riêng

Nhìn chung, gốm Phù Lãng tập trung vào ba loại hình đó chính là:

  • Gốm dùng trong tín ngưỡng (lư hương, đài thờ,…)
  • Gốm gia dụng (lọ, bình, ang, chum, vại,…)
  • Gốm trang trí (bình, ấm hình thú…)

Có thể thấy; sản phẩm tại làng gốm Phù Lãng không những mang đậm nét văn hóa mà còn mang sắc thái riêng biệt không thể nhầm lẫn với bất cứ làng gốm nào ở Việt Nam. Nét điêu khác của các sản phẩm gốm tại Phù Lãng đắp nối theo hình thức chạm bong; tạo nên những sản phẩm đặc biệt; độc đáo.

Làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng
Sản phẩm gốm tại làng gốm Phù Lãng
Sản phẩm gốm tại làng gốm Phù Lãng

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp (hay còn có tên là Ninh Phúc tự) là một trong số những địa điểm thu hút nhiều du khách đến với Bắc Ninh. Được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt; chùa Bút Tháp mang nét đẹp cổ kính; trầm mặc; đặc biệt có thờ tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất nước ta.

Nằm bên bờ sông Đuống; chùa Bút Tháp mang dáng vẻ phong rêu cổ kính nhưng không kém phần linh thiêng. Ngôi chùa có hình dáng như cây bút nằm hiên ngang giữa trời; bên những cánh đồng bát ngát; mênh mông. Tới đây bạn được tự do sải bước trong khuôn viên rộng lớn; khoáng đạt và tĩnh mịch. Chùa Bút Tháp sẽ mãi là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm về nguồn cội tâm linh. Về lịch sử hình thành thì đến nay chưa có nguồn tài liệu chính xác nào ghi nhận. Tuy nhiên có một số thông tin cho rằng chùa có từ thời nhà Trần và được mở rộng; trùng tu nhiều lần.

Ngôi chùa cổ lâu năm

Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu năm ở Bắc Ninh; chùa Bút Tháp có sự kết hợp hài hòa giữ kiến trúc và không gian; tạo nên nét đẹp riêng; thu hút nhiều du khách. Chùa chính với ba dãy nhà Tiền đường – Thiên hương – Thượng điện tạo thành chữ “công”; bên trong thờ tượng Phật Quan Âm cũng như nhiều tượng thờ khác. Đặc biệt tại đây có tháp Bảo Nghiêm với kiến trúc như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời. Các phiến đá đều được chạm khắc một cách đầy kì công; tinh xảo.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa tâm linh ở Bắc Ninh cũng như các lối kiến trúc cổ xưa còn sót lại thì đừng quên ghé qua ngôi chùa Bút Tháp nổi tiếng này bạn nhé!

Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp
Tháp Bảo Nghiêm
Tháp Bảo Nghiêm

Đình làng Đình Bảng

Cái tên tiếp theo trong danh sách những địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng nhất Bắc Ninh đó chính là Đình làng Đình Bảng. Ngôi đình này được xây dựng vào cuối thế kỉ 18 để thờ các vị thành hoàng làng. Kiến trúc độc đáo nơi đây gồm có gian chính điện và các vách gian hai bên cao dần để tạo ra không gian hội họp của người dân trong làng. Đến đây bạn có thể chiêm ngưỡng gần 500 bức phù điêu rồng phượng trong không gian yên bình và uy nghiêm. Nhắc đến đình làng Đình Bảng; người xưa có câu:

“Thứ nhất là đình Đông Khang,

Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm”

Kiến trúc điêu khắc độc đáo

Đến với đình làng Đình Bảng; bạn sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc độc đáo với không gian mái đình đồ sộ; tỏa rộng với nhiều kiến trúc điêu khắc độc đáo. Đồng thời nội thất bên trong đình được trang trí với nhiều hình dáng khác nhau như rồng; phượng, thanh gươm, tùng, trúc,…Đây cũng chính là nét độc đáo khiến đình làng Đình Bảng thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng; độc đáo.

Đình làng Đình Bảng được xếp hạng là Di tích cấp Quốc Gia vào năm 1961 và được bảo tồn; gìn giữ đến ngày nay. Đến với địa điểm du lịch này; không những bạn được trải nghiệm không gian yên bình; thoáng đãng mà còn có thể học tập được thêm nhiều kiến thức văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Đình làng Đình Bảng
Đình làng Đình Bảng
Đình làng Đình Bảng - ngôi đình cổ tại Bắc Ninh
Đình làng Đình Bảng – ngôi đình cổ tại Bắc Ninh

Làng tranh Đông Hồ

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh – một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan quy trình làm tranh; ngắm nhìn những kiệt tác do những nghệ nhân lâu đời sáng tác. Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống; nổi tiếng với làng nghề làm tranh với nét văn hóa đặc sắc lâu đời. Tranh Đông Hồ còn được đề cử với UNESCO để được công nhận là Di sản phi vật thể. Qua từng bức tranh thể hiện được nét văn hóa trong lối sống sinh hoạt thường ngày của người dân.

Những tác phẩm độc đáo

Tranh Đông Hồ trước đây chủ yếu được bày bán vào các ngày lễ Tết. Ngày nay; tranh Đông Hồ ngày càng được ưa chuộng và gìn giữ bởi giá trị văn hóa mà các tác phẩm này mang lại. Điều nào nên sự khác biệt của tranh Đông Hồ đó chính là giấy in và màu sắc phối trong từng bức tranh. Loại giấy đặc biệt của tranh Đông Hồ đó chính là giấy điệp; được sử dụng để vẽ lên các bức tranh về cuộc sống với nhiều màu sắc đa dạng; kết hợp hài hòa với nhau tạo nên tổng thể vô cùng đặc sắc.

Nếu bạn ghé qua Bắc Ninh thì đừng quên ghé đến làng tranh Đông Hồ để có dịp tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại đây. Từ đó càng hiểu hơn về nét văn hóa dân tộc đa dạng; độc đáo.

Làng tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ
Phòng trưng bày sản phẩm tranh Đông Hồ
Phòng trưng bày sản phẩm tranh Đông Hồ

Nguồn: toplist.vn