Người già khi tuổi tác cao thường hay suy nghĩ và cảm thấy mình không còn có ích cho xã hội, cảm thấy cô đơn và tự ti. Kèm theo đó là sức khỏe càng giảm sút theo thời gian khiến người lớn tuổi trở nên trầm cảm. Trầm cảm ở người cao tuổi rất khó để phát hiện. Do một số người lầm tưởng trầm cảm là “bệnh tuổi già”, nên không phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trầm cảm ở người cao tuổi:  tâm lý xã hội và quá trình lão hóa của cơ thể. Để điều trị và chăm sóc bệnh trầm cảm ở người già, người nhà nên hỏi thăm và có sự quan tâm chăm sóc. Phối hợp các phương thức điều trị từ thuốc kết hợp với các tác nhân bên ngoài. Để có cái nhìn rõ hơn, mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé

Nguyên nhân gây ra

Trầm cảm là luôn đổ lỗi cho bản thân, lúc nào cũng cảm thấy mình sai sau những việc đã xảy ra. Thậm chí ngay cả những việc không liên quan và không phải trách nhiệm của mình. Khi mắc chứng bệnh này, bạn sẽ luôn suy nghĩ tiêu cực, cực đoan. Nhìn tất cả mọi việc theo cách bi quan, mịt mù và không có lối thoát.

"<yoastmark

Các dấu hiệu của bệnh

Ngoài việc cảm thấy buồn chán và tâm trạng đi xuống thì trầm cảm ở người cao tuổi còn có những biểu hiện sau:

  •  Không còn đam mê với những sở thích thường ngày. Có thể lúc trước bạn yêu thích nghe nhạc, chơi thể thao, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi cảnh, đi dạo,… Nhưng bỗng một thời gian bạn không còn hứng thú với những sở thích này. Bạn bỏ bê và không có kế hoạch tiếp tục với những thú vui đó nữa.
  • Trầm cảm ở người cao tuổi còn khiến họ cảm thấy mệt mỏi không lí do. Đơn giản là bạn cảm thấy mệt và không muốn làm bất cứ điều gì. Những việc nhỏ nhặt khiến bạn cảm thấy rất cực nhọc mới hoàn thành.
  • Mất cảm giác ngon miệng và bị giảm cân cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở người cao tuổi
  • Nghĩ tới chuyện tự tử. Tại một thời điểm nào đó những người mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng thường sẽ tới việc kết thúc tất cả.

Phương pháp chữa bệnh

Điều trị tâm lý xã hội:

Liệu pháp kết nối xã hội là bước rất quan trọng đối với nhiều người cao tuổi. Vì có thể giúp họ bớt cô đơn. Như tham gia một buổi tập thể dục nhịp điệu theo nhóm, đi bộ hoặc bơi lội.

Liệu pháp nói chuyện:

Tâm lý trị liệu hoặc liệu pháp nói chuyện, có thể được bác sĩ thử trước khi dùng đến thuốc. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có tác dụng như thuốc điều trị trầm cảm nhẹ ở người cao tuổi. Trị liệu hành vi nhận thức là một loại trị liệu nói chuyện. Giúp thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực bằng những hành vi tích cực.

Thuốc Chống Trầm Cảm:

Các thuốc chống trầm cảm đầu tay được sử dụng cho trầm cảm ở người cao tuổi thường là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). SSRI hoạt động bằng cách tăng hóa chất não chống trầm cảm. Nhưng chúng cũng có thể gây loãng xương và khiến người cao tuổi có nguy cơ bị gãy xương hông. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng liều thấp khi bắt đầu và tăng liều từ từ cho người cao tuổi.

Nguồn: thuocthang.com.vn