Những vấn đề như thói quen ăn uống và cân nặng có thể tạo nên sự căng thẳng. Và làm tổn hại đến sức khỏe ở tuổi thanh thiếu niên. Trong giai đoạn trẻ vị thành niên đang tăng trưởng và phát triển. Những ảnh hưởng về thể chất cũng rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó những ảnh hưởng từ xã hội như sự tự ti và cô lập cũng tác động lên con trẻ.

Nếu như bạn lo lắng về thói quen ăn uống và cân nặng của con mình. Hãy cởi mở trao đổi với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ giúp bạn tính toán chỉ số khối lượng cơ thể, được gọi là body mass index- BMIĐể thông qua các chỉ số đo được, xác định xem con bạn có vấn đề về cân nặng hay không. Phương pháp này thông qua chiều cao và cân nặng của trẻ vị thành niên, xác định hàm lượng chất béo và mỡ thừa trong cơ thể con trẻ.

Ngoài sử dụng đến phương pháp BMI. Bạn cũng có thể theo dõi tình trạng cơ thể con mình. Thông qua thói quen ăn uống và loại thức ăn mà chúng thường tiêu thụ. Những người có vấn đề hoặc rối loạn ăn uống thường rất bận tâm với các loại thức ăn và trọng lượng của họ. Họ có thể nhạy cảm khi nói đến vấn đề ăn uống. Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống.

Các dấu hiệu khi có vấn đề hoặc bị rối loạn ăn uống là gì?

Những dấu hiệu khi có vấn đề về ăn uống hoặc rối loạn ăn uống không rõ ràng lắm. Thông thường, thanh thiếu niên sẽ rất cố gắng che đậy tình trạng rối loạn ăn uống của họ. Bạn có thể nghi ngờ con cái bị rối loạn ăn uống nếu bạn thấy một số hành vi hoặc triệu chứng thực thể, hoặc tìm thấy thức ăn, hoặc những túi rỗng giấu trong căn phòng của con bạn hay ở nơi khác.

Sau đây là một vài dấu hiệu và triệu chứng của một số vấn đề/ các rối loạn ăn uống phổ biến nhất. Những dấu hiệu này rất nhiều và đa dạng. Nếu bạn thấy các dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê dưới đây, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp đánh giá các triệu chứng cụ thể và đề nghị cách tốt nhất để giúp con các bạn.

Dấu hiệu và triệu chứng của việc rối loạn ăn uống

Ăn theo cảm xúc (emotional eating)

  • Ăn để thỏa mãn cảm xúc, không phải do đói
  • Cảm thấy ăn là một nhu cầu cần thiết
  • Yêu thích quá mức một loại/ một dạng thực phẩm riêng biệt
  • Ăn quá nhiều
  • Lên cân nhiều
  • Cảm thấy có tội hay hối hận
  • Giấu các hộp thức ăn đã hết.

Ăvô độ (binge-eating)

  • Ăn một lượng lớn thức ăn trong khung thời gian ngắn
  • Ăn ngay cả khi không đói
  • Ăn một cách lén lút
  • Giấu thức ăn
  • Ăn một mình
  • Tỏ ra ăn uống bình thường khi dùng bữa với người khác, và sau đó ăn thật nhiều khi những người khác không ở xung quanh
  • Cảm thấy ghê tởm, chán nản hay có tội sau khi ăn quá nhiều

Chứng cuồng ăn (bulimia)

  • Ăn lén lút
  • Giấu các túi chứa có thức ăn
  • Bỏ qua các bữa ăn chính hoặc chỉ ăn uống với số lượng ít
  • Tránh ăn chung với những người khác
  • Nôn mửa sau khi ăn
  • Sử dụng thuốc nước hoặc thuốc nhuận tràng
  • Ăn chay
  • Tập thể dục quá mức
  • Giữ một trọng lượng bình thường hoặc là hơi thừa cân

Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa)

  • Quá ốm
  • Có một cảm quan méo mó (cảm giác thừa cân ngay cả khi họ đang rất gầy)
  • Sợ hãi khi tăng cân
  • Bị ám ảnh về thức ăn
  • Liên tục đếm về hàm lượng (g) calo, carbohydrate, chất béo

Nguồn: yhoccongdong.com