Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn nước xương hầm

Nhiều bà mẹ có thói quen ninh xương để nấu nước cho con và tin rằng nước hầm xương rất giàu canxi, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản nhất của thực phẩm.

Vị ngọt của nước hầm xương giúp các bé ăn nước ninh xương cảm thấy ngon, dễ tiêu hóa. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng không nghĩ vậy. Ở trẻ em, việc sử dụng hợp lý chất béo rất quan trọng cho sự phát triển. Cân nặng của bé 5 tháng tăng gấp đôi khi mới sinh; gấp 3 lần lúc 1 tuổi và 4 lần một năm. Não bộ của bé cũng tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh khi 1 tuổi; đạt 80% não người lớn khi 2 tuổi và đạt kích thước não người lớn khi 6 tuổi. Trong khi đó, chất béo chiếm 70 đến 85% cấu trúc não và dây thần kinh. Vì vậy; thời điểm này trẻ cần nhiều năng lượng và chất béo.

Tủy xương chứa nhiều chất béo; nhưng khó tiêu hóa. Khi trẻ ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống. Quan niệm cho trẻ ăn cháo bột và nước hầm xương mới đầy đủ chất dinh dưỡng là hoàn toàn sai lầm. Điều này là do nước hầm thịt và xương ít chất dinh dưỡng và chứa rất ít vitamin; protein và canxi.

Quan niệm sai lầm

Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng; giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Trong xương có nhiều canxi nhưng đó là canxi vô cơ; cơ thể trẻ không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ còi xương; chậm mọc răng do thường xuyên chỉ ăn bột; cháo với nước hầm xương.

Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn nước xương hầm

Chất đạm có trong thịt; cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Nếu trẻ chỉ ăn nước mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Còn các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ chỉ hòa tan vào nước một lượng ít; trẻ sẽ bị táo bón nếu chỉ cho ăn nước do thiếu chất xơ. Vì vậy; nên cho trẻ ăn cả phần cái bằng cách nghiền; xay hoặc băm nhỏ để đảm bảo đầy đủ chất.

Cháo, bột hoặc cơm nếu trộn với nước hầm xương mà không có rau; thịt, sẽ tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai; hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn. Nhai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiêu hóa thức ăn. Nhai không chỉ làm nhỏ thức ăn; trộn lẫn chúng với nước bọt chứa men tiêu hóa mà còn tác động đến hệ xương hàm của trẻ.
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng; thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng sau:
Tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…): Cung cấp phần lớn năng lượng; hơn 1/2 nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.

Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn nước xương hầm

Lời khuyên các chuyên gia

Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn nước xương hầm

Để tránh tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm dẫn đến việc thấp còi, thiếu năng lượng… Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Việt Đức đưa ra lời khuyên: “Nên cho bé ăn cả xác thịt, cá, rau củ và đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ đa dạng, có đủ các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Và thỉnh thoảng có thể sử dụng nước hầm xương nhưng chỉ xem là cách giúp thực phẩm thơm ngon hơn, đổi khẩu vị cho bé. Lúc đun nấu phải chú ý vớt bỏ lớp mỡ bên trên nước hầm và phải cho bé ăn đủ thịt, cá, rau củ, ăn cả xác”./.

Nguồn: Viendinhduong.vn