Tiết niệu được y học cổ truyền gọi là chứng: thạch lâm, sa lâm hoặc cát lâm. Bao gồm các triệu chứng chủ yếu như: đau lưng, đau bụng, tiểu tiện khó, tiểu tiện ra máu,… Nguyên nhân gây ra bệnh do thấp nhiệt kế ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, to gọi là thạch, nhỏ gọi là sa. Thạch và sa làm trở ngại bài tiết nước tiểu dẫn đến tiểu tiện khó khăn, ư lại và gây đâu rát. Thấp nhiệt là hiện tượng gây sốt, huyết ứ trệ dẫn đến chảy máu.
Đối với người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, mong muốn lớn nhất là làm sao để điều trị sỏi tận gốc và ngăn ngừa bệnh trở lại, tránh ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu. Chữa sỏi đường tiết niệu bằng thuốc nam hoặc các thảo dược tự nhiên là một trong những hướng đi tiềm năng hiện nay. Nhờ có cơ chế tác động toàn diện lên bệnh nên hiệu quả bệnh thường duy trì bền vững và cao.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến quý độc giả các bài thuốc y học cổ truyền về phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu theo từng thể bệnh.
Chỉ định điều trị bằng thuốc y học cổ truyền cho các trường hợp sau
Kích thước sỏi nhỏ hơn 1cm ở niệu quản; trên phim sỏi tương đối nhẵn; số lượng sỏi nhiều mà phương pháp phẫu thuật hoặc tán sỏi có thể không lấy hết được sỏi; chống tái phát; chức năng của thận bình thường hoặc tổn thương nhẹ, sỏi thường một bên; bệnh nhân không chịu nổi phẫu thuật vì tuổi cao, thể trạng suy.
Thể thấp nhiệt
Nguyên nhân: Do ăn nhiều các thức ăn cay nóng béo ngọt hoặc nghiện rượu lâu ngày gây nên thấp nhiệt; thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi.
Biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.
Bài thuốc
Bài 1: Mộc thông 9g, biển súc 12g, hoạt thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàn 6g (cho vào sau), sơn chi 12g, cam thảo 6g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa 15g, kê nội kim 8g, hoa hòe 10g, tiên hạc thảo 15g.
Bài 2: Kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g, xa tiền tử 20g, uất kim 12g, trạch tả 12g, ngưu tất 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
Thể can uất khí trệ
Nguyên nhân: Do tinh thần không thư thái; cáu giận tổn thương can; gây nên can uất khí trệ; khí trệ không tuyên thông uất hóa hỏa; hỏa uất ở hạ tiêu; ảnh hưởng khí hóa của bàng quang; mà dẫn tới tiểu tiện khó; đau; tiểu không hết bãi.
Biểu hiện: Tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái dắt, ấn vùng then đau, ngực sườn đầy trướng, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ huyết, mạch huyền sáp.
Bài thuốc
Bài 1: Thạch vĩ 12g, tang bạch bì 12g, mộc thông 6g, phục linh 12g, xa tiền tử 12g, chi tử 12g, hoạt thạch 16g, kim tiền thảo 12g, cam thảo 6g.
Bài 2: Kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 6g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
Thể thận âm hư suy
Sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu.
Biểu hiện: Tiểu tiện ra máu không ngừng, bụng dưới trướng đầy; lưng gối mềm yếu; đầu váng tai ù; triều nhiệt; ra mồ hôi trộm; chất lưỡi đỏ; rêu ít; mạch tế sác.
Bài thuốc: Tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim thiền thảo 30g, hải kim sa 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
Những điểm cần lưu ý trong quá trình điều trị: Uống nhiều nước: 1.500 – 3.000ml trong thời gian điều trị; điều chỉnh pH nước tiểu duy trì ở mức 5 – 7; Sỏi urat: hạn chế ăn thịt, làm nước tiểu kiềm bằng uống thêm bicacbonat; Sỏi oxalat: hạn chế ăn cua ốc cá; sỏi photphat: hạn chế ăn trứng sữa, làm nước tiểu toan bằng uống cam chanh.
Nguồn: yhtn.vn