Nấc cụt là hiện tượng thường gặp. Hiện tượng này thực chất chẳng có hại gì đối sức khỏe của bạn cả. Tuy nhiên nó lại hơi phiền toái. Thử tưởng tượng, trong một cuộc họp khi mà ai cũng im lặng, bạn lại bj nấc cụt? Thật là tình huống không mong muốn phải không? Xem ngay những mẹo vặt chữa nấc cụt đơn giản để loại bỏ nấc trong vài giây nhé!
Nấc cụt đến từ đâu?
Ai trong chúng ta cũng đều từng trải qua ít nhất vài lần nấc cụt trong đời. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, từ trẻ đến già. Tuy nhiên, trẻ em thường là đối tượng gặp nhiều hơn cả. Nấc cụt thực chất là dó cơ hoành giữa lưng và cơ bụng co thắt đột ngột. Khi cơ hoành co thắt, dây thanh âm đóng lại. Âm thanh khi nấc mà bạn nghe được đến từ chính việc dây thanh âm đóng lại.
Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.
Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:
- Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.
- Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.
- Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.
Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.
Những cách chữa nấc cụt hiệu quả tại nhà
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái vì thường xuyên gặp phải những cơn nấc “vô duyên” đến bất chợt thì hãy tham khảo ngay những cách chữa nấc chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Sử dụng đường
Nuốt 1 thìa đường để chữa nấc là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ thực hiện cho con em mình mỗi khi bị nấc. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thành nữa và cơn nấc cũng hết.
Hít thở sâu
Đây là cách làm đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu rồi giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện hít thở sâu giúp cơ hoành căng ra. Khi tình trạng cơ hoành hết bị co, trở lại ổn định thì cơn nấc cũng sẽ tự biến mất.
Để thực hiện cách này bạn hãy hít vào một hơi thật sâu và giữ hơi trong khoảng 10 giây. Lần thứ 2 tiếp tục hít vào và giữ nó trong vòng 5 giây, không thở hơi cũ ra. Lần thứ 3 cũng tiếp tục hít vào và giữ 5 giây rồi thở ra từ từ.
Uống mật ong
Khi bị nấc bạn hãy uống một ly nước mật ong. Mật ong có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày. Theo nghiên cứu chứng minh, làm cách này khoảng vài lần sẽ đem lại hiệu quả.
Để thực hiện bạn lấy một muỗng cà phê mật ong pha với nước ấm rồi khuấy đều lên và uống từ từ. Ngoài chữa nấc mật ong còn có tác dụng chống nhiễm trùng và làm dịu cơn ho.
Uống nước
Uống nước cũng là cách chữa nấc cụt hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Cách làm này cũng rất đơn giản, bạn hãy ngậm một ngụm nước trong miệng, cúi người xuống rồi nuốt ngụm nước vào cổ họng theo chiều từ dưới lên. Hãy thực hiện liên tục nhiều lần như vậy để ngăn chặn cơn nấc. Bên cạnh đó súc miệng với nước nhiều lần cũng đem lại hiệu quả chữa nấc.
Lè lưỡi hết cỡ
Khi lè lưỡi hết cỡ sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị, khiến các dây thần kinh âm thanh giãn nở và làm giảm các cơn co thắt ở cơ hoành gây ra nấc cụt.
Để thực hiện cách này bạn hãy chú ý làm khi không có ai nhìn hoặc đi đến một vị trí không người. Bạn có thể lè lưỡi hết cỡ và giữ trong khoảng 5 giây, sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại khoảng 5 đến 6 lần để cho cơn nấc biến mất.
Bịt cả hai tai
Bạn có thể áp dụng cách bịt cả hai tai của mình lại để chữa nấc cụt. Lấy hai ngón tay bịt vào hai bên tai, lưu ý làm nhẹ nhàng, khi đó các nhánh của dây thần kinh phế vị được mở rộng. Lúc này ngón tay khiến chúng được kích thích và làm ngừng cơn nấc nhanh chóng.
Để thực hiện bạn lấy hai ngón tay bịt hai tai và giữ yên trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau đó lấy ngón tay đẩy thật nhẹ nhàng vào trong tai, tránh đẩy quá sâu vào bên trong làm tổn hại đến tai của bạn.
Sử dụng đá
Đá cũng có thể sử dụng để chữa nấc hiệu quả. Bạn có thể đưa cục đá vào trong miệng để ngậm hoặc chà viên đá một cách nhẹ nhàng lên mặt. Nếu quá lạnh không thể cầm được hãy lấy miếng vải mỏng để bỏ đá vào rồi chà nhẹ lên mặt. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người khác chà đá lên mặt đều được.
Đá lạnh có khả năng làm dịu các dây thần kinh đang bị kích thích, vì vậy giúp cho cơn nấc cụt kết thúc nhanh hơn so với bình thường.
Nguồn: medlatec.vn