Trong thai kỳ, sức khỏe người mẹ cần phải theo dõi chặt chẽ. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó chính là huyết áp khi mang thai. Có rất nhiều bà mẹ bị bị tăng huyết áp dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm. vậy bệnh lý này như thế nào? Và cách đề phòng ra sao?

Vì sao cần cẩn trọng với huyết áp tăng khi mang thai

Huyết áp tăng khi mang thai là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì nó gây ra tiền sản giật và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới bệnh này gây ra đến 26% trường hợp tử vong và các biến chứng xấu.

tăng huyết áp là nguyên nhân hính gây ra tiền sản giật
tăng huyết áp là nguyên nhân hính gây ra tiền sản giật

Ảnh hưởng của huyết áp tăng lên mẹ và thai

Khi huyết áp tăng nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là nó làm chậm phát triển, sinh non, suy thai, sẩy thai…Vì nó làm giảm lưu lượng máu đén nhau thai, gây thiếu oxy và các dưỡng chất cần cấp cho thai nhi.

Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ như gây ra tiền sản giật, các bệnh lý ảnh hưởng đến tính mạng. Nó cũng gây ra các bệnh về tim, thận hay đột quỵ.

Phụ nữ có các yếu tố sau đây sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật:

  • Tiền sản giật trong thai kỳ trước đây.
  • Mang đa thai.
  • Có bệnh lý: tăng huyết áp mạn, bệnh thận, đái tháo đường, bệnh tự miễn như Lupus…
  • Tuổi mẹ >35
  • Mang thai lần đầu
  • Béo phì, BMI>30.
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật.

Mẹ bầu bị tiền sản giật  có những dấu hiệu và triệu chứng gì?

Tuy nhiên, tiền sản giật có thể phát triển âm thầm mà bạn không hề hay biết. Do đó, việc khám thai rất quan trọng cho dù bạn cảm thấy bình thường, để bác sĩ có thể phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.

Cách theo huyết áp như thế nào khi mang thai?

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch trình khám thai, huyết áp sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được hướng dẫn tự theo dõi huyết áp tại nhà. Siêu âm được thực hiện cùng lúc để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu nghi ngờ có vấn đề về tăng trưởng, bạn có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe thai.

Nếu phát hiện tăng huyết áp trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được điều trị để đảm bảo rằng huyết áp ổn định và không tăng quá cao, đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu khám thai thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật.

Mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi huyết áp và báo bác sỹ biết những triệu chứng bất thường
Mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi huyết áp và báo bác sỹ biết những triệu chứng bất thường

Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật có ảnh hưởng đến sức khỏe sau này?

Tăng huyết áp thai kỳ thường biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp mạn tính trong tương lai. Để ngăn ngừa điều này, bạn có thể áp dụng các biện pháp như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh.

Phụ nữ bị tiền sản giật cũng tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh tim, đột quị trong tương lai và nguy cơ tiền sản giật ở thai kỳ tiếp theo.

Nguồn: tudu.com.vn