Từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, chúng ta phải bước qua gian đoạn trung gian là tuổi thanh thiếu niên. Đây là độ tuổi mà con trẻ mong muốn được độc lập và thể hiện bản thân mạnh mẽ. Chúng phải đấu tranh để thoát khỏi sự phụ thuộc, áp đặt của ba mẹ. Bên cạnh các thay đổi về thể chất, thanh thiến niên có thể cảm thấy bị thay đổi chóng mặt về mặt cảm xúc, tinh thần. Giai đoạn này rất cần sự quan tâm và chăm sóc từ phía gia đình. Vì nếu như thiếu đi sự quan tâm và dạy bảo đúng cách. Con trẻ sẽ rẽ theo một quỹ đạo hướng xấu hơn.
Các bậc phụ huynh nên truyền tải thông điệp yêu thương mạnh mẽ đến con cái mình. Đây là một điều rất quan trọng. Thông qua cách đối xử của cha mẹ, con cái sẽ là một tấm gương phản chiếu và có nhận thức đúng đắn về bản thân. Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên tạo cho con cái một cảm nhận tốt. Bên cạnh đó, cũng cần thiết khi cho con bạn biết về giá trị cuộc sống. Dạy con biết cách đối nhân xử thế, sự trung thực, tính tự lập.
Nên làm gì để giúp đỡ con ở tuổi này
Các bậc phụ huynh của trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên hay chỉ chú ý vào những rắc rối, và điều đó dần hình thành thói quen chỉ trích hoặc phản hồi một cách tiêu cực. Mặc dù thanh thiếu niên cần được phản hồi, nhưng chúng phản ứng tốt hơn với những nhận xét tích cực. Hãy khen ngợi đúng lúc để giúp con bạn cảm nhận một chút thành tựu của bản thân và củng cố thêm những giá trị của gia đình.
Những dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ cảm xúc
Hãy nhớ rằng con bạn có thể tự thử nghiệm những giá trị riêng của chúng thông qua kiểu tóc và quần áo để xác định cá tính của riêng mình. Đây là hành vi bình thường và bạn không nên lo lắng. Tuy nhiên, những hành vi không phù hợp hoặc có tính phá hoại có thể là một dấu hiệu của rắc rối.
Thanh thiếu niên, đặc biệt là những người có tính tự tôn thấp hoặc có những vấn đề về gia đình, có nguy cơ thực hiện những hành vi tự hủy hoại chẳng hạn như sử dụng ma túy, rượu hay tình dục không an toàn. Trầm cảm và rối loạn ăn uống cũng là các vấn đề sức khỏe phổ biến mà thanh thiếu niên phải đối mặt. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo rằng con bạn đang có vấn đề:
- Lo âu hay bồn chồn
- Giảm hoặc tăng cân
- Tuột dốc trong học hành
- Mất tập trung
- Liên tục cảm thấy buồn
- Không quan tâm về người và vật xung quanh
- Thiếu động lực
- Mệt mỏi, thiếu sức sống và thiếu hứng khởi trong các hoạt động
- Thiếu lòng tự trọng
- Khó ngủ
- Dính líu đến pháp luật
Nên làm gì khi xảy ra rắc rối
Hãy hợp tác cùng nhau để duy trì việc trò chuyện cởi mở. Nếu bạn nghi ngờ có một vấn đề, hãy hỏi con bạn về những gì đang làm phiền chúng. Đừng bỏ qua một vấn đề với hi vọng rằng nó sẽ biến mất. Đối phó với rắc rối nhỏ thì dễ dàng hơn nhiều. Điều này giúp bạn và con có cơ hội để học cách vượt qua các trở ngại. Đừng ngại yêu cầu được giúp đỡ trong cách đối xử với trẻ. Có thể hỏi ý kiến từ nhiều phía, ngay cả với bác sĩ gia đình của bạn.
Nguồn: yhoccongdong.com