Cây hoa ngọc lan là một trong số những cây được nhiều người ưa chuộng bởi mùi hương say đắm, nhẹ nhàng. Không những được yêu thích, hoa ngọc lan còn dùng để che bóng mát khá tốt, tạo môi trường, khuôn viên mát mẻ, dễ chịu. Để có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây

Tên gọi khác của cây ngọc lan là sứ ngọc lan, tên khoa học là Michelia Alba, thuộc họ của Magnoliacee. Nguồn gốc chính của cây là từ Ấn Độ. Có khoảng 20 loài thuộc chi ngọc lan ở Việt Nam, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng ở khắp nước, từ công viên đến trường học hay ở các gia đình vì hoa có mùi thơm dịu nhẹ, thoải mái.

Ở Việt Nam, hoa ngọc lan được trồng phổ biến ở khắp cả nước
Ở Việt Nam, hoa ngọc lan được trồng phổ biến ở khắp cả nước

Cây hoa ngọc lan có nhiều công dụng giúp chữa bệnh

Đặc biệt , gỗ của cây có màu nâu cứng đẹp có thể dùng để đánh bóng, dùng làm bàn ghế, gỗ dán đẹp, đồ tiện khắc. Hoa còn được dùng để chưng cất dầu thơm, chế các loại nước hoa,… Cây hoa này còn có công dụng dùng để chữa bệnh mà rất ít người biết đến. Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng và các bài thuốc, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây

Theo y học cổ truyền, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp… Có thể dùng pha trà để uống, với nhiều cách khác nhau; cho nhiều công dụng khác nhau như dưới đây.

Cây ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Cành non và chồi thường phủ lông trắng mềm mượt óng ánh. Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, màu trắng, có từ 9 – 15 cánh. Mùa ra hoa và quả vào tháng 4 – 9 hằng năm. Cây được trồng ở nhiều nơi làm cảnh.

Theo Đông y, bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái về phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.

Nụ hoa khi chưa nở của hoa được dùng làm thuốc
Nụ hoa khi chưa nở của hoa được dùng làm thuốc

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản: Hoa ngọc lan 7 cái, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7-10 ngày.

Bài 2: Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.

Bài 3: Chữa đau bụng kinh: Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g; sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm. Dùng 30 ngày là một liệu trình, có tác dụng giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị ho gà: Hoa ngọc lan 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.

Bài 5: Chữa ho do lạnh: Hoa ngọc lan 20g, đem tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc (nấu) uống như trà.

Bài 6: Chữa đau đầu: Ngọc lan hoa trắng 8 cái, hoa nhài 10 cái, lá hoa sen 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.

Bài 7: Nhuận da, kích thích tiêu hóa: Hoa ngọc lan 6g, 1 thìa trà xanh. Hoa ngọc lan rửa sạch bằng nước muối, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống thay trà trong ngày.

Nguồn: yhth.vn