Qua kinh nghiệm sống của bản thân và lịch sử chứng minh; các thầy thuốc đông y cổ truyền đã nhận ra một vị thuốc để chữa trị bệnh viêm xoang là hoa ngũ sắc (còn gọi là hoa cứt lợn).

Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)
Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)

Viêm xoang là bệnh gì?

Viêm mũi xoang là 1 bệnh lý khá thường thấy tại Việt Nam; là hiện tượng các lỗ thông từ xoang ra hốc mũi bị tắc nghẽn; nguyên nhân có thể do viêm nhiễm làm phù nề hoặc có mủ ứ đọng. khoảng 15-20% dân số mắc bệnh này tùy thuộc vào điều kiện sống; môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Kết hợp với sự nhạy cảm của từng người khác nhau, bệnh viêm xoang thường xuất hiện vào lúc thời tiết thay đổi; khí hậu trở nên lạnh hơn; và có xu hướng tái phát trong suốt vòng đời của 1 người.

Bệnh viêm xoang có xu hướng kéo dài nếu không chịu chữa trị dứt điểm. Bệnh này được điều trị theo từng giai đoạn; tùy thuộc vào tổn thương của niêm mạc ở mũi xoang và nguyên nhân gây viêm mũi xoang; mà các thầy thuốc sẽ có cách điều trị hợp lý.

Hướng điều trị viêm xoang

Viêm xoang được chữa trị bằng cả thuốc Tây y, đông y hoặc phối hợp cả hai phương pháp điều trị trên. Một trong các thuốc thường được thầy thuốc đông y sử dụng trong điều trị viêm xoang là hoa cứt lợn; (còn gọi là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cỏ hôi). Vậy hoa cứt lợn giúp ích gì cho bệnh nhân viêm mũi xoang?

Dùng thảo dược chữa viêm xoang rất có ý nghĩa về mặt kinh tế lẫn sức khỏe

Điều trị viêm mũi xoang thường kéo dài 3 – 6 tháng; thậm chí có trường hợp theo dõi và uống thuốc trong 5 năm liên tục cùng với những thuốc Tây y đắt tiền; mỗi đợt điều trị tiêu tốn hàng triệu đồng và rất nhiều bệnh nhân dù muốn cũng không theo được đủ một liệu trình điều trị do hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp. Chính vì những lý do đó; việc tăng cường điều trị bệnh viêm mũi xoang bằng những loại thảo dược lấy từ thiên nhiên rất có ý nghĩa với đa số người dân Việt Nam.

Hoa ngũ sắc – liều thuốc dân gian thân thiện mà hiệu quả

Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Trong dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm xoang của loại hoa này; người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành dùng cây hoa cứt lợn trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm; chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Hoa cứt lợn bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết; nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi; nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng; tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ.

Cần sử dụng hoa ngũ sắc theo hướng dẫn để hiệu quả tốt nhất
Cần sử dụng hoa ngũ sắc theo hướng dẫn để hiệu quả tốt nhất

Đến giai đoạn kế tiếp; khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn; mũi sẽ khó ngừng chảy.

Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị – loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay; tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.

Nguồn: ydct.moh.gov.vn