Tự làm tổn thương bản thân mình một cách có mục đích, bằng cách sử dụng các vật nhọn. Tạo các vết cào xước lên trên các bộ phận của thân thể. Đây được gọi là chứng tự rạch cơ thể, một dạng tự gây tổn thương, tự làm hại đến chính mình (self – injury). Những người thường mắc chứng này thông thường là trẻ vị thành niên nữ , nhưng đôi khi cũng có một vài trường hợp ở trẻ vị thành niên nam. Chứng tự rạch cơ thể này thường xuất hiện vào những năm bắt đầu thời niên thiếu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Các vị trí trên cơ thể thường có thể cắt rạch là cổ tay, hai cánh tay, hai cổ chân, bắp đùi hoặc bụng. Ngoài các vật sắc nhọn như dao lam, kéo. Một số trẻ vị thành niên còn tự gây thương tích cho bản thân bằng cách dùng tàn thuốc lá đốt da hoặc que diêm,…
Khi các vết bỏng, vết cắt này lành, chúng thường để lại các vết sẹo trên cơ thể. Những trẻ vị thành niên bị tổn thương này thường có xu hướng che dấu các vết tích đau lòng trên. Thế nên, người nhà và gia đình không quan tâm hỏi thăm sẽ không thể biết được.
Tại sao người ta lại tự tổn thương mình?
Khá là khó hiểu tại sao người ta lại chủ động cắt rạch lên thân thể mình. Cắt rạch là cách để một số người cố gắng đối phó với nỗi đau. Từ những cảm xúc mãnh liệt, áp lực mạnh mẽ, hay khi có những trục trặc trong các mối quan hệ. Khi đó họ đang phải đương đầu với những cảm xúc không thể chịu đựng nổi. Hoặc những tình huống họ cho rằng không thể thay đổi được.
Một số người tự cắt da vì họ không thể thoát được cảm giác tồi tệ. Những người này không tìm được cách tốt hơn để tự giải thoát khỏi những đau đớn. Về tình cảm hay những áp lực đang đè nặng. Một số lại cắt để bộc lộ những cảm xúc mãnh mẽ. Ví dụ như cơn thịnh nộ, nỗi đau buồn, bị chối bỏ, thất vọng, khao khát, hoặc sự trống rỗng.
Chuyện gì sẽ xảy ra với những người tự gây tổn thương?
Mặc dù tự cắt rạch thân thể có thể tạm thời giải thoát khỏi một cảm giác tồi tệ. Ngay cả những người đã tự tổn hại cũng đồng ý rằng đó không phải là cách tốt để giải tỏa tâm lý. Bởi một điều, cảm giác nhẹ nhõm đó không tồn tại. Nỗi muộn phiền gây ra hành động tự hủy hoại vẫn còn – chỉ là được che đậy đi thôi.
Mọi người thường không có ý định làm tổn thương mình vĩnh viễn khi họ cắt cứa. Và họ cũng không định sẽ tái diễn hành động này. Nhưng cả hai đều có thể xảy ra. Đôi khi có thể không kiểm soát được độ sâu của vết cắt, đến nỗi phải khâu, hoặc tệ hơn, phải nhập viện. Vết thương có thể bị nhiễm trùng nếu một người sử dụng công cụ không tiệt trùng hoặc bẩn. Dao cạo, kéo, đinh, hoặc thậm chí là cạnh sắc của nắp lon soda.
Hành động tự cắt rạch có thể thành thói quen. Nó có thể trở thành một hành vi ép buộc — nghĩa là nếu một người càng làm một việc nhiều lần; thì họ cảm thấy càng muốn làm điều đó. Não bắt đầu liên kết cảm giác giải thoát khỏi muộn phiền với hành động tự cắt cơ thể; và nó khao khát cảm giác giải tỏa này khi có căng thẳng vào lần sau.
Nguồn: yhoccongdong.com