Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp, đặc biệt là vào mùa đông. Chúng không chỉ gây khó thở, khó chịu… Nghẹt mũi còn khiến chúng ta không tập trung được vào công việc. Có nhiều cách để loại bỏ nghẹt mũi. Một số người thường chọn thuốc uống như một lựa chọn tiện lợi. Tuy nhiên, chúng cũng không có tác dụng nhanh đến vậy. Một số biện pháp dân gian dưới đây sẽ giúp bạn chữa nghẹt mũi nhanh hơn cả thuốc Tây. Chúng làm giảm nghẹt mũi rõ rệt ngay trông thấy.
Chữa nghẹt mũi bằng cách massage
Massage bấm huyệt là một liệu pháp y học quen thuộc. Nhiều người đã lựa chọn massage để tăng cường sức khỏe, độ bền bỉ, dẻo dai. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc massage giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Chúng không chỉ giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Trong nhiều trường hợp, đây còn là biện pháp chữa nghẹt mũi, đau đầu cực kỳ hiệu quả. Không cần dùng thuốc, bạn có thể tự massage cho chính mình với những chỉ dẫn sau đây. Tập trung vào các huyệt được chỉ định gồm: Huyệt hợp cốc, ấn đường, nghinh dương và nhân trung.
Huyệt hợp cốc: Nằm ở điểm chính giữa khe nối của ngón cái và ngón trỏ. Dùng tay phải day bấm một lực mạnh vào huyệt hợp cốc 1- 3 phút và thực hiện tương tự cho bên tay còn lại.
Huyệt ấn đường: Huyệt này nằm ở điểm đầu của sống mũi, giữa 2 chân mày. Khi bị nghẹt mũi, bạn lấy ngón tay cái day ấn mạnh vài phút để làm nóng huyệt. Lặp lại vài lần trong ngày mỗi khi mũi bị nghẹt sẽ dễ chịu hơn.
Huyệt nhân trung: Nằm ở giữa rãnh mũi. Massage nhẹ nhàng vài giây kết hợp day ấn huyệt nhân trung sẽ giúp giảm ngạt mũi, chống sưng viêm ở niêm mạc mũi xoang.
Huyệt nghênh dương: Bấm huyệt nghinh dương giúp thông mũi, giảm ngứa và phù. Vị trí huyệt nằm bên cạnh cánh mũi, cách mũi khoảng 0,8cm. Dùng một lực ấn mạnh bấm thẳng góc vào huyệt ở cả 2 bên cánh mũi trong 3 phút. Sau đó lấy dầu thoa vào để giữ ấm huyệt.
Cách chữa tắc mũi bằng bấm huyệt cho tác dụng nhanh. Nhưng với điều kiện là bạn phải thực hiện đúng cách. Xác định đúng huyệt vị, nếu không sẽ phản tác dụng. Vì vậy, hãy thận trọng nhờ sự hướng dẫn của các thầy thuốc các nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn thao tác đúng đắn.
Cách làm hết nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, tạo điều kiện cho chất dịch dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của nước muối còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khu vực bị tổn thương.
Nước muối sinh lý có bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây dưới nhiều hình thức như lọ nhỏ, chai xịt. Bạn có thể mua về nhỏ mũi theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Ngửa đầu ra phía sau và nhỏ vào lỗ mũi bên phải 3 – 4 giọt
- Day nhẹ bên cánh mũi để nước muối chảy sâu vào bên trong các xoang
- Đợi 1 phút cho dịch nhầy loãng ra rồi xì nhẹ để tống nước mũi ra ngoài
- Thực hiện tương tự cho bên lỗ mũi còn lại.
Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi mà chưa biết xì, các mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch nhầy tồn đọng trong mũi bé ra ngoài. Chú ý hút nhẹ nhàng để không làm niêm mạc mũi bị tổn thương nặng hơn.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà bằng gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm mạnh. Đây còn là phương thuốc tự nhiên giúp giữ ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu đến khu vực mũi xoang, làm thông xoang mũi nhanh chóng.
Cách chữa ngạt mũi bằng gừng đơn giản nhất là uống trà gừng. Bạn lấy 2 thìa cà phê gừng băm nhỏ đem hãm cùng nước sôi. Để 15 phút sẽ thấy nước trà chuyển sang màu vàng. Uống nguyên chất khi còn ấm hoặc pha thêm mật ong vào để tăng hương vị.
Cách trị nghẹt mũi bằng tỏi
Tỏi được sử dụng làm thuốc trị nghẹt mũi vì những lý do sau:
Trong tỏi chứa allicin và scordinin – các chất có khả năng kháng khuẩn, chống virus, nấm và các tác nhân gây bệnh mà không gây bất kì tác dụng phụ nào như kháng sinh.
Tỏi giúp làm se niêm mạc mũi, giảm hiện tượng sung huyết, phù nề. Qua đó ức chế tiết dịch nhầy và giúp mũi bớt nghẹt
Ngoài ra, tỏi còn cung cấp nhiều vitamin C và các enzym giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mầm mống gây bệnh.
Cách 1:
Bạn giã nát 3 – 5 tép tỏi rồi cho vào 2 lít nước, đem nấu sôi. Dùng nước này để xông mũi mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần nên thực hiện vào buổi tối để ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm, giúp dễ ngủ hơn.
Cách 2:
Dùng 2 tép tỏi giã nát, trộn chung với 1 thìa mật ong. Ăn hỗn hợp này trước các bữa trưa và tối để đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang từ bên trong cơ thể.
Cách 3:
Bạn lấy tỏi giã nát, ngâm với rượu trong 7 ngày. Mỗi khi nghẹt mũi uống 10ml rượu tỏi x 2 lần mỗi ngày. Kết hợp dùng rượu tỏi nhỏ vào lỗ mũi 2 – 3 lần trong ngày. Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng cách thông mũi này không thích hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Uống nhiều nước ấm giảm nhanh nghẹt mũi
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cũng là một trong những mẹo chữa nghẹt mũi nhanh chóng không phải ai cũng biết. Khi vào cơ thể, chất lỏng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và giải phóng tình trạng tắc nghẽn trong mũi xoang.
Bạn có thể đưa nước vào cơ thể thông qua các hình thức như: Uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây, ăn súp hay uống nước canh. Ở người trưởng thành, lượng nước cần thiết mỗi ngày khoảng 35g/1kg trọng lượng cơ thể ( tương đương khoảng 6 – 8 ly nước lớn ), trẻ em thì cần ít hơn khoảng 1 -1,5 lít tùy độ tuổi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, mức độ vận động để bổ sung lượng nước hợp lý cho cơ thể.
Riêng đối với trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi trong thời kỳ còn đang bú mẹ thì cần tăng lượng cữ bú trong ngày để góp phần cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho bé.
Nguồn: thuocdantoc.org