Trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng đem đến dinh dưỡng hoàn toàn. Đặc biệt đối với trẻ em, việc lựa chọn hoa quả tốt cho trẻ là hết sức cần thiết. Nhiều loại trái cây mùa thu có thể gây bệnh cho trẻ. Một minh chứng đó là trường hợp của bé gái 3 tuổi bị thủng dạ dày sau khi ăn hồng.
Mùa thu là mùa nảy nở của muôn vàn loài trái cây ngon ngọt bên cạnh những cảnh đẹp thơ mộng. Các loại quả như táo đỏ, cam vàng, kiwi xanh thường tươi tốt nhất vào mùa này. Theo các nghiên cứu, trái cây đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chúng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não xuống còn 40%.
Do đó, việc cho bé ăn thêm hoa quả tươi rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trái cây mùa thu có quá nhiều loại, không phải loại nào cũng có thể ăn được, nếu ăn nhầm sẽ sinh bệnh. Trường hợp bé gái 3 tuổi bị thủng dạ dày sau khi ăn hồng là một minh chứng.
Trường hợp bé 3 tuổi bị thủng dạ dày
Một bé gái 3 tuổi ở Thanh Đảo, Trung Quốc đã bị thủng dạ dày vì ăn hồng. Dù bác sĩ đã cố gắng hết sức cứu chữa nhưng họ vẫn không giữ được mạng sống quý giá của đứa trẻ. Bác sĩ giải thích rằng một mặt là do dạ dày của trẻ không tốt, mặt khác là liên quan đến việc ăn quả hồng, nếu sau khi ăn quả hồng mà uống một ít sữa thì sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Hóa ra trong quả hồng có chứa một chất là axit tannic, sau khi axit tannic kết hợp với protein trong sữa sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic. Chất này sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột. Đây chính là lý do bạn có thể bị táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Người bình thường không gây hại gì nhiều nếu không tiêu thụ lượng lớn. Nhưng nếu là trẻ em hoặc người trung niên, cao tuổi chức năng tiêu hóa kém có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, thậm chí là hậu quả nghiêm trọng hơn.
4 loại trái cây vào mùa thu cha mẹ nên cẩn thận khi cho trẻ ăn
Quả hồng
Quả hồng có chứa axit tannic, đặc biệt là những quả hồng chưa chín, có hàm lượng axit tannic đặc biệt cao. Axit tannic kết hợp với protein dễ bị lắng đọng trong dạ dày dễ hình thành sỏi dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu. Trong trường hợp nặng có thể gây tắc ruột, thủng dạ dày.
Lưu ý khi cho trẻ ăn quả hồng:
– Khi bụng đói không được ăn hồng.
– Một lần không được ăn quá nhiều hồng, đứa trẻ một ngày ăn nhiều nhất 1 quả hồng.
– Trẻ có chức năng dạ dày không tốt, cố gắng không ăn hoặc ăn ít.
– Cố gắng không ăn cùng các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, ví dụ như: sữa bò, cá, tôm, thịt lợn,… bằng không sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi dạ dày.
– Cố gắng tránh ăn vỏ quả hồng.
Quả cam
Cam rất giàu vitamin C, nhiều bậc cha mẹ và trẻ em rất thích ăn chúng. Tuy nhiên, cam có thể ăn thường xuyên, không nên ăn nhiều hơn. Vì các axit hữu cơ trong nó có thể gây kích ứng miệng và ăn mòn răng, ăn quá nhiều dễ gây sỏi dạ dày.
Lưu ý khi ăn cam:
– Trước bữa cơm hoặc khi bụng đói đều không nên ăn cam.
– Mỗi ngày ăn nhiều nhất 3 quả cam, có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cơ thể cần.
– Cam không thể ăn cùng với cà rốt, sữa, có thể uống sữa xong 1 tiếng mới được ăn cam.
Quả lựu
Lựu không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng, hầu hết các bé đều thích. Tuy nhiên, dù lựu tốt nhưng bạn không nên cho trẻ ăn nhiều. Một mặt do lựu chứa ancaloit và axit hữu cơ nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm mòn răng và làm đen răng, mặt khác, trẻ có chức năng tiêu hóa kém có thể bị viêm dạ dày ruột cấp.
Lưu ý khi ăn lựu:
– Mỗi ngày ăn nhiều nhất là 1 quả.
– Trẻ quá nhỏ tốt nhất không nên ăn lựu để tránh hóc.
Quả mơ
Quả mơ chứa nhiều phytoacid, sau khi bé ăn vào sẽ tạo ra nhiều acid dịch vị và tiết dịch ruột, dễ gây khó tiêu.
Lưu ý khi ăn quả mơ:
– Không ăn quả mơ lúc đói.
– Mỗi lần ăn mơ không quá 3 quả.
Ăn 3 loại quả này vào mùa thu có thể chữa được bách bệnh
Như người ta đã nói: ăn trái cây đúng cách có thể làm giảm tình trạng ăn quá nhiều và bảo vệ dạ dày. Ví dụ, 3 loại trái cây sau đây có thể giảm bớt một số triệu chứng khó chịu của bé khi ăn.
Lê dưỡng ẩm cổ họng
Mùa thu hanh khô, bé dễ ho. Lê có nhiều nước, có thể làm ẩm cổ họng khô sau cơn ho khan, đặc biệt sau khi đun thành súp lê, có thể giúp bổ sung thêm nước cho những bé không thích uống nước. Nhưng cũng xin nhắc lại là lê có nhiều chất xơ hơn nên các bé đường tiêu hóa kém nên cố gắng ăn ít đi.
Thanh long giảm táo bón
Nói đến việc bé bị táo bón, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là ăn chuối. Nhưng trên thực tế, chuối không được coi là một loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao. Và nếu bạn cho bé ăn chuối chưa chín hẳn có thể khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Muốn hết táo bón, mẹ có thể cho bé ăn thanh long đỏ. Thanh long đỏ có hàm lượng chất xơ cao và có tác dụng giữ ẩm tốt cho đường ruột. Hạt bên trong cũng có thể giúp làm mềm phân, có thể được gọi là tạo tác nhuận tràng trong thế giới trái cây.
Táo gai giúp tiêu hóa
Táo gai có vị chua ngọt, giàu axit hữu cơ, giúp thúc đẩy quá trình bài tiết enzym tiêu hóa và có tác dụng giảm tích tụ thức ăn nhất định. Tuy nhiên, có hai điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả này, một là ăn sau bữa ăn, hai là một lượng phù hợp.
Nguồn:afamily.vn