Chế độ ăn phù hợp cho người cần kiểm soát lượng axit uric trong máu

Nếu nồng độ axit uric trong máu cao có thể gây ra bệnh gút, bạn cần theo dõi lượng chế độ ăn uống hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe tốt.

Cơ quan An toàn Thực phẩm khuyến cáo các loại thực phẩm sau đây để giúp duy trì nồng độ axit uric bình thường trong máu:

Táo: Táo rất giàu axit malic; giúp trung hòa axit uric. Điều này có thể làm thuyên giảm những bệnh nhân có nồng độ axit uric cao.

Chế độ ăn phù hợp cho người cần kiểm soát lượng axit uric trong máu

Nước ép rau tươi: Nước ép cà rốt; củ dền, dưa chuột rất tốt và là phương thức hữu hiệu giảm lượng axit uric trong máu.

Sản phẩm sữa ít béo: Bạn nên dùng các sản phẩm sữa ít béo trong chế độ ăn uống của bạn, thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm lượng axit uric trong máu.

Thực phẩm giàu vitamin C: Ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin C là một cách khác để duy trì lượng axit uric. Những thực phẩm này giúp phân hủy axit uric và đào thải nó ra khỏi cơ thể. Bao gồm các loại thực phẩm như kiwi; ổi, cam, chanh, cà chua và các loại rau lá xanh khác.

Dầu ô liu: Nấu thức ăn với dầu ô liu; đây là một thực phẩm lành mạnh vì dầu này các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Hạt cần tây: Một trong những biện pháp phổ biến nhất tại nhà để điều trị nồng độ axit uric cao là ăn hạt cần tây.

Chế độ ăn phù hợp cho người cần kiểm soát lượng axit uric trong máu

Các thực phẩm giàu chất xơ

Đậu Pinto: Đậu Pinto chứa nhiều axit folic giúp hạ axit uric một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể ăn hạt hướng dương và đậu lăng để giảm nguy cơ lượng axit uric cao trong máu.

Thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Chúng hấp thụ axit uric từ máu và giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua thận. Nếu bạn đã được chẩn đoán có axit uric cao; hãy tăng cường tiêu thụ các chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống như yến mạch; táo, cam, bông cải xanh, lê, dâu tây; quả việt quất, dưa chuột, cần tây, cà rốt và lúa mạch.

Chuối: Ăn chuối rất tốt trong việc giảm nồng độ axit uric dư thừa.

Trà xanh: Một cách khác để điều trị axit uric cao là uống trà xanh mỗi ngày. Điều này giúp kiểm soát tình trạng tăng axit uric và cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút.

Các loại hạt: Ăn các loại hạt có tính kiềm cao và chúng cũng thực sự giúp cải thiện lượng axit uric trong máu của bạn.

Cà chua, dưa chuột và bông cải xanh: Ăn cà chua; dưa chuột và bông cải xanh trước khi bắt đầu bữa ăn. Đây là cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa sự hình thành axit uric cao trong máu của bạn. Bản chất kiềm của chúng rất hữu ích để duy trì cân bằng axit uric trong máu.

Omega 3: Bổ sung axit béo omega 3. Bạn có thể ăn hạt lanh; cá như cá hồi; cá thu, cá trích, cá mòi và quả óc chó vì chúng giúp giảm sưng và viêm.

Các loại thực phẩm cần tránh

Thực phẩm và đồ uống có đường: Trong khi axit uric cao thường liên quan đến chế độ ăn giàu protein; các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đường cũng có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn. Hầu hết các loại đường bổ sung phổ biến bao gồm đường ăn; siro con và siro ngô có hàm lượng fructose cao.

Fructose đặc biệt dẫn đến nồng độ axit uric cao. Tốt nhất bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng đường dung nạp trước khi mua.

Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm nguyên chất hơn và ít đóng gói tinh chế hơn để cắt giảm lượng đường.

Tránh rượu: Khi bạn uống rượu; bạn sẽ bị mất nước và kích hoạt axit uric tăng cao. Thận chỉ tập trung thải lọc các thành phẩm trong máu do rượu mà do vậy không thể lọc đồng thời được các chất thải khác.

Quản lý mức insulin của bạn: Lượng insulin trong cơ thể có thể dẫn đến nồng độ axit uric cao và tăng cân. Tốt nhất bạn nên kiểm tra mức insulin khi đến gặp bác sĩ; ngay cả khi bạn không mắc bệnh đái tháo đường./.

Nguồn: Vtv.vn