Bóng đá là môn thể thao có sức hấp dẫn rất lớn. Với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, bóng đá đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Tuy nhiên mặt trái của sự phổ biến này là các chấn thương thường xuyên xuất hiện nhiều hơn đối với người chơi. Dù vô tình hay cố ý thì đa phần các chấn thương khi chơi bóng đá là nguy hiểm. Mặc dù vậy, không phải người chơi nào cũng biết chính xác cách phòng ngừa, điều trị chấn thương khi chơi đá bóng chuẩn bác sĩ dưới đây.

Đặc điểm của các loại chấn thương khi chơi bóng đá

Chấn thương khi chơi bóng đá phân ra 3 loại là: chấn thương phần mềm, chấn thương khớp và chấn thương xương. Hai loại chấn thương sau cần phải cố định; đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chữa trị đúng cách. Riêng về chấn thương phần mềm, có hơn 80% các ca chấn thương thể thao thuộc về phần mềm. Đó là tổn thương gân, cơ, dây chằng với nhiều mức độ khác nhau; ngoài ra có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột.

Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3. Thường là giãn rất nhẹ gân, cơ dây chằng. Trong đó độ 1 thường có cảm giác đau thoáng qua; không ảnh hưởng sinh hoạt bình thường. Vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau nhiều khi vận động nặng; chịu lực lớn, số lượng bó sợi bị rách 25%. Các chấn thương loại này; có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần được xử trí đúng theo phác đồ  R.I.C.E.

Cách phòng ngừa, điều trị chấn thương khi chơi bóng đá chuẩn bác sĩ 

Chấn thương thường xuyên xảy ra khi chơi bóng đá

Sai lầm khi điều trị chấn thương thường gặp

Đa phần người chơi đá bóng là nghiệp dư. Khi gặp chấn thương ở sân bóng; dễ mắc phải những xử trí sai lầm như: xoa dầu nóng để giảm sưng đau, hoặc cố chịu đau để chơi hết hiệp; tai hại hơn có người không có hiểu biết mà tự nắn chỉnh khớp khi nghi ngờ trật khớp. Đây là sai lầm sơ đẳng của người chơi thể thao nói chung. Chúng ta cần phải biết rằng không phải chấn thương nào cũng tự ý xử lý được; có những chấn thương nếu không đưa người bị nạn vào các cơ sở y tế đúng cách sẽ làm trầm trọng tổn thương.

Cách phòng ngừa, điều trị chấn thương khi chơi bóng đá chuẩn bác sĩ 

Nguy cơ chấn thương nặng hơn nếu không biết cách điều trị

Cách điều trị chấn thương khi chơi bóng đá chuẩn bác sĩ cơ bản

Chườm lạnh

Đây là giải pháp giúp làm tê và giảm đau nhanh chóng; ngoài ra còn giúp ngăn ngừa phù nề và sưng tấy hiệu quả nhất. Có thể sử dụng túi chườm hoặc khăn mềm để chườm vào vùng tổn thương; người đau nên chườm từ 10-15 phút với cường độ 6-7 lần/ngày.

Ngâm nước đá

Khi gặp phải những chấn thương đặc biệt chấn thương liên quan đến chân. Người bệnh nên thực hiện ngâm chân bằng nước đá 3-4 lần/1 ngày, mỗi lần thực hiện trong vòng 20 phút. Trong khoảng thời gian điều trị cần hạn chế đi lại, giữ chân không vận động mạnh và kiên trì ngâm nước đá.

Tránh vận động

Ngay khi gặp phải chấn thương, bạn nên ngừng các hoạt động vận động; tránh phải sử dụng đến các bộ phận cơ thể có vết thương. Điều này giúp giảm sưng và hạn chế việc chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Ép chằng cổ chân

Cổ chân là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Sử dụng băng thun để ép dây chằng cổ chân, khi thực hiện phương pháp này người bệnh nên buộc dây đúng cách, không nên buộc chặt quá vì sẽ gây đau nhức cho chấn thương, cũng không nên buộc quá lỏng vì như vậy sẽ không hiệu quả cho quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung những chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, silicium,..để làm hệ xương khớp chắc khỏe hơn và dây chằng cổ chân phục hồi nhanh chóng hơn.

Theo 24h.com.vn