Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện nay căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao; có đến hơn 30% dân số bị mắc phải căn bệnh này; và đang dần có xu hướng trẻ hóa; thường bắt gặp ở độ tuổi từ 20-55 tuổi. Thêm vào đó, nhiều người thường ỷ y; nên dẫn đến phát hiện bệnh muộn; và điều trị không đúng cách; dẫn đến bệnh có thể phát lại nhiều lần; và mỗi lần càng nặng hơn; dẫn đến không còn khả năng vận động. Vì thế, bản thân người bệnh cần phải tự nhận biết sớm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm; để có phương án điều trị sớm và kịp thời; tránh trường hợp để bệnh trở nặng; và gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động; làm giảm thiểu chất lượng cuộc sống.

Giữa các đốt sống của cột sống là các đĩa đệm. Những đĩa này có hình dạng tròn và dẹt; có vỏ ngoài dẻo dai để bao bọc một chất nhầy ở trung tâm được gọi là nhân. Ở trạng thái bình thường; những đĩa đệm này sẽ chịu một lực do cột sống đè lên. Khi những đĩa đệm này mạnh khỏe; chúng có công dụng như một thứ giảm sóc cho cột sống; làm cho cột sống mềm hơn, dẻo hơn và dễ uốn. Khững đĩa đệm này khi bị chấn thương; nó bị mòn; nó bị phồng lên hoặc có thể vỡ ra; khi đó gọi là thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng
  • Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.
  • Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.
  • Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi.
  • Tê bì: cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.
  • Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
  • Teo cơ, yếu liệt: thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài. Bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được. Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50cm.
  • Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.

Nguyên nhân

  • Do các chấn thương cột sống khiến nhân nhầy của đĩa đệm (có tác dụng giảm sóc) thoát vị ra ngoài và chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
  • Tư thế xấu trong lao động.
  • Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
  • Do di truyền, nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Cách phòng chống

  • Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tham gia một môn thể thao vừa sức để tăng độ dẻo dai cho cột sống.
  • Tránh mang vác nặng quá sức.
  • Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.
  • Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
  • Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.
  • Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…
  • Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…
  • Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống…

Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ USD.

Nguồn: suckhoedoisong.vn