Trong thời kỳ mang thai phụ nữ thường rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó việc bổ sung sắt cho mẹ trong thời kỳ mang thai là điều rất cần thiết. Vậy bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai như thế nào là đúng cách?

Tác hại của thiếu máu trong thai kỳ

Nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ phị thiếu máu có thể dẫn đến những hậu quả sau:

  • Cơ thể người mẹ mệt mỏi, suy nhược.
  • Nguy hiểm nhất là gây mất máu nhiều trong quá trình sinh, làm tang nguy cơ bang huyết cực nguy hiểm.
  • Dễ dẫn đến dọa sảy thai, sinh non.
  • Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai
Sắt là thành phần rất quan trọng cần bổ sung cho mẹ mang thai
Sắt là thành phần rất quan trọng cần bổ sung cho mẹ mang thai

Cách bổ sung sắt đúng cách vào khẩu phần dinh dưỡng cho mẹ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bị thiếu máu có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Theo các khảo sát thì khẩu phần thức ăn yếu kém dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến. Vì thê người mẹ mang thai cần có khẩu ăn đúng dinh dưỡng để giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Người mẹ nên chú ý đến:

Lựa chọn thực phẩm chất lượng và đa dạng khẩu phần ăn

Chế độ ăn uống không đủ chất hoặc kém hấp thu (đặc biệt là sắt, vitamin A, vitamin B 12 và folate) là nguyên nhân chính gây thiếu máu dinh dưỡng. Mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Nên hướng tới chế độ ăn uống đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt động vật, các loại rau xanh như rau bina, các loại đậu….

  • Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý bổ sung các khoáng chất thiết yếu để giúp hấp thu sắt tốt hơn như: Axit ascorbic (Vitamin C) tăng cường hấp thu sắt. Trên thực tế, chỉ cần tiêu thụ 100 mg vitamin C có thể cải thiện sự hấp thụ sắt lên 67%
  • Bổ sung thành phần vitamin A. Vitamin tan trong chất béo cần được tiêu thụ cùng với lipid để cải thiện khả năng hấp thụ. Lưu ý nên giảm ngắn thời gian nấu để bảo toàn hoạt tính của pro-vitamin A
  • Thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa là những nguồn cung cấp vitamin B 12 tốt
  • Thực phẩm giàu folate bao gồm rau lá xanh đậm, trái cây và nước ép trái cây. Và các sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt và ngũ cốc.
Các thực phẩm giàu hàm lượng sắt
Các thực phẩm giàu hàm lượng sắt

Hạn chế các thực phẩm cản trở hấp thu sắt

Các thực phẩm giàu thành phần phytate (như trong ngũ cốc, trà). Caffeine hoặc thực phẩm giàu canxi (như trứng, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác) có thể cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Tăng cường chất lượng bữa ăn là giúp ngăn ngừa và điều trị không chỉ thiếu máu mà còn cả suy dinh dưỡng. Nhưng việc thực hiện có thể gặp nhiều khó khăn do hạn chế về thực phẩm sẵn có tại địa phương. Hoặc khả năng kinh tế, khẩu vị, thói quen ăn uống … mỗi người/mỗi vùng khác nhau.

Bổ sung từ thuốc: thế nào mới tốt?

Bổ sung từ thuốc thì vi chất dinh dưỡng có thể được cung cấp với số lượng mong muốn, khả dụng sinh học cao và tiện dùng với hầu hết mọi đối tượng.

Bổ sung sắt được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa/điều trị tình trạng thiếu sắt và thiếu máu. Tuy nhiên liệu pháp uống sắt thường bị hạn chế do gặp các tác dụng phụ khó chịu như buồn nôn và đau thượng vị

Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam, lượng sắt phụ nữ mang thai cần bổ sung (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung) là:

– 27,4mg sắt nguyên tố/ngày (nếu khẩu phần ăn của mẹ đạt >90gam thịt, cá/ngày hoặc lượng Vitamin C> 75mg/ngày)

– 41,1 mg sắt nguyên tố/ngày (nếu khẩu phần ăn của mẹ <90gam thịt, cá/ngày hoặc lượng Vitamin C < 75mg/ngày)

Như vây, để phòng chống thiếu máu trước tiên cần tăng cường chất lượng bữa ăn hàng ngày. Tăng cường bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai nếu có thiếu hụt sắt. Lưu ý bổ sung sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Nguồn: dinhduongbabau.net