Là các bậc cha mẹ, ai cũng mong muốn con em của mình được phát triển toàn diện. Trong đó, việc bồi bổ dinh dưỡng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nên cân nhắc việc bổ sung vitamin cho trẻ ở mức vừa đủ. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tác hại cho trẻ nhỏ.

Hệ miễn dịch kém do thời tiết thay đổi

Vào những mùa chuyển gia, thời tiết cũng trở nên khắc nghiệt. Việc thay đổi đột ngột vào những ngày này cũng khiến trẻ dễ bị ốm. Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ không thích nghi kịp. Điều này dẫn đến việc trẻ mắc các bệnh đường hô hấp.

Nguy cơ lây lan bệnh cao hơn khi trẻ đã đi học. Số lượng bệnh nhi ngày càng tăng, nhất là các bậc mẫu giáo, tiểu học. Hơn nữa, hiện nay ở nước ta dịch cúm mùa đang bước vào giai đoạn khởi phát khi thời tiết từ hè chuyển sang thu đông, kết hợp với sự thay đổi thời tiết La Nina – một kiểu thời tiết làm nước biển trở nên lạnh hơn khiến tình hình mưa lũ nghiêm trọng, siêu vi trùng cũng dễ dàng phát triển hơn, xâm nhập vào trẻ có sức đề kháng kém để tấn công gây bệnh.

Thời tiết thay đổi trẻ dễ bị bệnh do sức đề kháng kém (Ảnh minh họa)
Thời tiết thay đổi trẻ dễ bị bệnh do sức đề kháng kém (Ảnh minh họa)

Song song các bệnh về hô hấp, thời tiết thay đổi cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do chế độ ăn không phù hợp, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu. Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng thể chất và trí tuệ của trẻ.

Vitamin và khoáng chất: “Chìa khóa” bảo vệ hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một mạng lưới tổ chức phức tạp

Hệ miễn dịch là một mạng lưới tổ chức phức tạp với các đáp ứng của hệ thống miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được. Khi có một tác nhân lạ xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ bao vây, cô lập, nhận diện đặc điểm, truyền tín hiệu về trung ương. Cơ thể đáp ứng lại các yếu tố lạ bằng các đại thực bào hay tăng sản xuất các “chiến binh” là tế bào bạch cầu và “vũ khí” là kháng thể đặc hiệu với tác nhân đó để tiêu diệt.

Theo BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, để quá trình này nhanh gọn và trơn tru thì cần đủ vitamin và khoáng chất. Đây được xem như là “chìa khóa” quan trọng không chỉ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Việc này còn tác động tích cực đến hệ tiêu hóa và não bộ. Những vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch bao gồm Vitamin A, B2, B6, B9 (folate), B12, C, E, kẽm, selen.

Vitamin và khoáng chất là “vũ khí” quan trọng giúp xây dựng hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện, chống lại các mầm bệnh (Ảnh minh họa)
Vitamin và khoáng chất là “vũ khí” quan trọng giúp xây dựng hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện, chống lại các mầm bệnh (Ảnh minh họa)

Điều quan trọng là cơ thể trẻ không tự tổng hợp được vi chất. Nó chỉ có thể bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Song trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh. Chất lượng bữa ăn không đảm bảo, không được bú sữa mẹ. Bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất.

Thiếu một số vi chất cụ thể có thể gây biến chứng nghiêm trọng

“Điều này để lại hệ lụy không nhỏ cho trẻ, điển hình nhất là suy dinh dưỡng (bao gồm suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi hoặc suy dinh dưỡng thể thiếu máu thiếu sắt) làm trẻ chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần, hệ miễn dịch kém.

Chưa kể khi thiếu một số vi chất cụ thể có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như thiếu vitamin A gây mù lòa. Thiếu i-ốt gây bướu cổ. Thiếu sắt, acid folic hay vitamin B12 đều có thể gây thiếu máu. Thiếu canxi, vitamin D khiến trẻ em còi xương” – BS Diệp cho biết.

Việc thiếu vitamin không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Chúng chỉ có các dấu hiệu mơ hồ. Khi thiếu vitamin thì trẻ hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải dù người không có bệnh gì. Ăn không ngon miệng, biếng ăn hay bị cảm cúm. Lúc đổi mùa, thay đổi thời tiết trẻ khác chưa mắc bệnh mà con mình đã rục rịch hắt hơi, sổ mũi, da xanh xao, niêm mạc môi, lưỡi, mắt nhợt nhạt.

Thế nào là bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ

Cần có chiến lược “nội ứng, ngoại hợp”

Để tăng cường sự bền vững hàng rào miễn dịch cho trẻ, cha mẹ cần có chiến lược “nội ứng, ngoại hợp”. Bên trong cơ thể, cần cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng. Phụ huynh cần xem xét nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) được Bộ Y tế xây dựng theo độ tuổi của con. Đồng thời, nếu con thuộc nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất thì việc bổ sung các chất này là điều cần thiết.

“Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung cho trẻ, mẹ cần biết nhu cầu mỗi độ tuổi của con cần bao nhiêu. Thứ hai là chế độ ăn của bé đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu. Sau đó, mới quyết định có bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ hay không, bổ sung loại nào và bao nhiêu. Đồng thời, nên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, uy tín, khoa học sẽ an toàn hơn cho trẻ” – BS Diệp khuyến cáo.

Bổ sung vitamin và khoáng chất khi cần thiết giúp con khỏe, cả nhà đều vui (Ảnh minh họa)
Bổ sung vitamin và khoáng chất khi cần thiết giúp con khỏe, cả nhà đều vui (Ảnh minh họa)

Nên lựa chọn một sản phẩm bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết

Ngoài ra, cha mẹ nên lựa chọn một sản phẩm bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ dễ bị thiếu. Chẳng hạn như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B7, B9, B12), I-ốt và các loại vitamin giúp nâng cao sức đề kháng như vitamin A, C, D, E, kẽm.

Chọn sản phẩm chứa các vi chất khác đi kèm

Mẹ cũng đừng quên chọn sản phẩm chứa các vi chất khác đi kèm. Vừa có tác dụng hỗ trợ các vitamin và khoáng chất trên vừa thực hiện nhiệm vụ quan trọng cho cơ thể. Có vitamin D thì cần thêm canxi và magie. Có vitamin B9 đừng bỏ qua sắt. Có vitamin B1, E phải gắn liền với mangan để giúp chuyển hóa tốt hơn. Đặc biệt, với trẻ biếng ăn, ăn kém thì nên chọn sản phẩm chứa thành phần Lysine.

Sự kết hợp này tạo ra ưu điểm vượt trội. Bởi cùng lúc phụ huynh sẽ giải quyết được cả 2 vấn đề. Giúp trẻ thèm ăn và bổ sung vi chất cần thiết để hấp thu tối đa dưỡng chất thay vì phải sử dụng nhiều sản phẩm đơn lẻ mới có được những tác dụng này.

Các mẹ cần giữ vệ sinh tay chân cho bé. Rửa tay thường xuyên sẽ giúp bé tránh nhiễm bệnh. Chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Tập thể dục đều đặn, chú ý tới giấc ngủ của bé. Một giấc ngủ sâu sẽ khiến bé khỏe mạnh hơn, sức đề kháng được cải thiện rõ nét hơn.

Nguồn:suckhoedoisong.vn