Xóa đói, giảm nghèo luôn là được nhà nước và Đảng ta chủ trương đặt lên hàng đầu qua bao thế hệ nay. Nhiều chính sách, nguồn lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo được công bố đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đầu năm 2009, Chính phủ đã tiến hành triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững cho từng địa phương thông qua việc trồng cây thuốc; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ; từng địa phương và Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Dù vậy, trong suốt quá trình thực hiện; kết quả cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đáng kể: Tỷ lệ tái nghèo cao, nhất là ở những địa phương ở miền núi.

Chưa sử dụng triệt để các nguồn lực dồi dào

Qua điều tra khảo sát, có thể thấy ở vùng núi có rất nhiều đất trống, rừng cây,… Có tiềm năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng phần lớn các nguồn lực này chưa được sử dụng triệt để.

Khu vực Mường Lống, "Nóc nhà" của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Vùng khí hậu mát, lạnh phù hợp để trồng nhiều loại cây thuốc quý.
Khu vực Mường Lống, “Nóc nhà” của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Vùng khí hậu mát, lạnh phù hợp để trồng nhiều loại cây thuốc quý.

Các chính sách, cơ chế; giải pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo do nhà nước ban hành trong mọi lĩnh vực đặc biệt là hỗ trợ sản xuất; tạo việc làm; tăng thu nhập qua chăm sóc, bảo vệ rừng; giao rừng và giao đất trồng rừng sản xuất cho cho thấy kết quả tích cực. Các địa phương thực hiện tốt mô hình giao đất giao rừng cần được nhân lên ở các địa phương khác. Tuy vậy, do yếu tố khí hậu; tài nguyên thiên nhiên; phong tục tập quán và văn hóa sinh hoạt ở các vùng rất khác nhau nên việc triển khai cần phải phù hợp; đáp ứng cụ thể cho từng vùng.

Tiềm năng mà mô hình trồng cây thuốc mang lại

Trong triển khai xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo; các mô hình được xây dựng trên cơ sở phát triển trồng trọt cây thuốc; sản xuất dược liệu thường mang lại hiệu quả rất lớn. Thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế thu được từ trồng trọt cây thuốc ở một số địa phương; ( Hải hậu – Nam Định, Hà giang, Quảng Ninh…) cao gấp 9 đến 10 lần so với trồng lúa.

Vai trò trồng trọt cây thuốc trong phát triển kinh tế quốc dân

Trong những năm gần đây 80-90% dược liệu sử dụng trong nước phải nhập từ Trung Quốc với khối lượng 45.000 đến 60.000 tấn mỗi năm; chi tốn số tiền 150-200 triệu USD, con số này cho ta thấy giá trị và vai trò của việc trồng trọt cây thuốc trong phát triển kinh tế quốc dân. Nhiều cây thuốc cung cấp các dược liệu này đã được trồng trọt; sinh trưởng phát triển tốt ở các địa phương nước ta; cần phải triển khai trồng trọt với quy mô diện tích phù hợp. Ví dụ: Cây Tam thất [Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen] 35 năm trước đã từng được trồng phổ biến tại Mường Lống; huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc từ Dược liệu của tỉnh; ngày nay đang được khôi phục lại.

Cây Tam thất [Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen] trồng tại Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An.
Cây Tam thất [Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen] trồng tại Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An.

Một số cây thuốc được dùng phổ biến có thể trồng với diện tích lớn cung cấp dược liệu đạt tiêu chuẩn; góp phần thay thế dược liệu nhập chất lượng kém như Đương quy; Bạch truật, Xuyên khung, Địa hoàng; Bạch chỉ, Ngưu tất, Hà thủ ô…).

Các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao

Trồng cây thuốc thường thu được dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn so với các cây nông nghiệp trong cùng điều kiện; ví dụ: Trồng cây Actiso (Cynara scolymus L.) có thể thu được Trên 100 triệu đồng trên ha mỗi năm; các dược liệu khác như Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.); Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem); Ba kích (Morinda officinalis How.); Đinh lăng (Panax fruticosum L.); Lô hội (Aloe vera L.) cũng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao.

Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem) trồng ở Sapa, Lào Cai.
Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem) trồng ở Sapa, Lào Cai.

Nhiều cây thuốc có sẵn tại các địa phương, chỉ cần có kế hoach thu hái, bảo tồn hợp lý; có thể khai thác hết năm này qua năm khác. Sa nhân (Amomum sp.), Đậu khấu (Alpinia sp).

Sa nhân tím (Amomum sp.) cây thuốc có giá trị ở vùng đất khô hạn miền núi Ninh Thuận
Sa nhân tím (Amomum sp.) cây thuốc có giá trị ở vùng đất khô hạn miền núi Ninh Thuận

Nhiều dược liệu chỉ cần trồng một lần sau đó thu hoạch hàng năm: Cây lười ươi [Scaphyum lychnophorum (Hance) Kost.]. Cây hồi (Illicium verum Hook.f.).

Mô hình trồng Ba kích của hợp tác xã Toàn Dân

Với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền, các ban ngành của địa phương nhiều cơ sở đã triển khai trồng cây thuốc; đạt được những kết quả đáng kể. Mô hình trồng Ba kích của hợp tác xã Toàn Dân (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng ninh); kết hợp giữa cơ sở sản xuất với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong tạo giống; chuyển giao công nghệ; trồng trọt, chỉ trong thời gian ngắn đã tạo được cây con, trồng cho hơn 100ha đất đồi; là cơ sở để tỉnh Quang Ninh có thể thực hiện kế hoạch trồng 900 ha Ba kích đến năm 2020.

Vườn ươm cây giống Ba kích tại hợp tác xã Toàn Dân
Vườn ươm cây giống Ba kích tại hợp tác xã Toàn Dân

Thực hiện chương trình “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; nhiều cơ sở trong cả nước đang triển khai trồng trọt các cây thuốc có giá trị phù hợp với điều kiện khí hậu; thổ nhưỡng của địa phương mình thông qua các dự án hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững

Qua một số minh chứng trên rõ ràng việc trồng cây thuốc hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế; không chỉ là giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững mà còn tạo điều kiện làm giàu cho đất nước; tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định; cần phải có sự kết hợp hài hòa, vững chắc giữa người trồng cây thuốc; cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh; phân phối, sử dụng và truyền thông; đặc biệt là cơ chế chính sách. Được nhà nước, Bộ y tế giao trách nhiệm; Cục quản lý Y dược cổ truyền rất mong được phối hợp với các cơ sở nhằm phát triển việc trồng trọt cây thuốc đưa lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững; tăng cường chất lượng dược liệu và hiệu quả phục vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nguồn: yhct.moh.gov.vn