Không nên vì một số thực phẩm bổ dưỡng mà chúng ta chỉ ăn một thứ, vì chúng sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho cơ thể.
Để ăn uống hoặc uống thuốc, rất nhiều thứ tưởng là bình thường, tuy nhiên những có tác động tiêu cực, thậm chí có hại cho sức khỏe. Bài viết này tổng hợp một số lỗi phổ biến thường gặp về dinh dưỡng:
Sai lầm 1: Gạo trắng chất lượng càng cao
Mức độ trắng của gạo liên quan đến lớp cám bên ngoài. Lớp cám bỏ đi thì càng trắng; càng mất chất dinh dưỡng; vì lớp cám chứa nhiều vitamin B và chất xơ; mầm chứa nhiều vitamin E và axit béo không no. Vì vậy, những người thường xuyên sử dụng gạo trắng nguyên chất dễ bị thiếu vitamin B1 và B2.
Sai lầm 2: Người bị sỏi thận không thể bổ sung canxi.
Hầu hết sỏi thận là canxi oxalat tích tụ trong nước tiểu; chủ yếu là do axit oxalic được hấp thụ quá nhiều. Chìa khóa để ngăn ngừa sỏi thận là giảm hấp thụ các thực phẩm có nhiều axit oxalic như rau muống; măng, củ . Những thực phẩm này nên được sử dụng một cách hạn chế và đun sôi khi ăn để loại bỏ hàm lượng axit oxalic. Chế độ ăn uống thường không hấp thụ đủ canxi; vì vậy cần tăng lượng canxi để giúp giảm hấp thu axit oxalic gây sỏi thận.
Sai lầm 3: Trái cây thay thế được rau cải
Trái cây giúp bổ sung vitamin và khoáng tố nhưng không thể thay thế rau cải; bởi lẽ lượng vitamin và chất khoáng trong trái cây không đủ. Chẳng hạn; trong 100 g táo tây chỉ chứa 4 mg vitamin C; trong khi 100 g cải thảo chứa đến 36 mg vitamin C. Ngũ cốc là thức ăn chính nuôi dưỡng cơ thể; thịt cá là thức ăn bồi bổ cơ thể; rau cải là thức ăn chính bổ sung vitamin và khoáng tố; trái cây là thức ăn bổ sung dinh dưỡng. Mỗi loại thức ăn có đặc điểm và tác dụng dinh dưỡng riêng. Vì vậy, các loại thức ăn cần dùng phối hợp để có được sự cân bằng; toàn diện về các chất dinh dưỡng.
Sai lầm 4: Người bệnh tiểu đường nên ít ăn chất bột đường
Đường huyết có liên quan đến hấp thu carbohydrate (chất bột đường). Người bệnh tiểu đường nên hạn chế hấp thu carbohydrate ở mức thích hợp để phòng ngừa đường huyết vượt ngưỡng. Trong điều kiện cân nặng bình thường; hấp thu năng lượng bình thường; chất carbohydrate vẫn bảo đảm chiếm 60%-65% so với tổng năng lượng. Nên dùng thức ăn chứa nhiều chất xơ như yến mạch; rau cải tươi… trong mỗi bữa ăn để làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate; đường huyết sẽ ở mức quân bình và ổn định hơn. Song nếu đơn thuần chỉ ít ăn carbohydrate sẽ làm cho tiêu hóa hấp thu tăng nhanh; đường huyết tăng lên rất nhanh nhưng sau đó lại dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết với triệu chứng hồi hộp; chóng mặt, vã mồ hôi…
Sai lầm 5: Buổi tối chỉ ăn rau, không ăn cơm có thể giảm béo
Nguyên nhân chính của chứng béo phì là do hấp thu quá nhiều năng lượng; tiêu hao quá ít; năng lượng trong cơ thể chuyển hóa thành chất béo tích tụ lại. Ba chất dinh dưỡng lớn sản sinh năng lượng là protid; lipid; carbohydrate.
Ít ăn cơm có thể ít hấp thu carbohydrate; giảm hấp thu năng lượng nhưng ăn nhiều rau cải sẽ hấp thu nhiều chất béo; sinh ra năng lượng càng nhiều; không đạt mục đích giảm béo phì; trái lại làm cho việc hấp thu dinh dưỡng mất cân bằng.
Sai lầm 6: Beta-caroten chỉ có trong cà rốt
Ngoài cà rốt chứa nhiều beta-caroten ra; trong các loại rau tươi màu vàng xanh khác cũng có chứa beta-caroten. Chẳng hạn, trong cùng 100 g thì cà rốt chứa 4.010 mg beta-caroten; mầm đậu Hà Lan chứa 2.667 mg; cà chua 555 mg; ớt đỏ 1.390 mg; ớt chuông 340 mg; cải thìa 620 mg, cải trắng 1.680 mg, rau dền 2.110 mg.
Cần chọn thức ăn nhiều chủng loại; không nên vì một loại thức ăn nào đó giàu dinh dưỡng mà ta chỉ ăn một thứ vì nó sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng; phát sinh nguy hại đối với cơ thể.
Sai lầm 7: Bổ sung vitamin C dễ gây sỏi thận
Vitamin C có liên quan đến việc tạo thành collagen; nó không chỉ giúp đàn hồi mạch máu; làm lành vết thương mà còn có tác dụng chống oxy hóa; thúc đẩy hấp thu nguyên tố sắt và tăng cường khả năng miễn dịch. Lượng vitamin C hấp thu hằng ngày của người trưởng thành là 100 mg; cao nhất có thể đến 1.000 mg mà không gây ra sỏi thận.
Sai lầm 8: Người cao tuổi uống sữa bò sẽ bị cườm mắt
Có người nói rằng trong sữa bò có chứa cysteine; sau khi oxy hóa dễ gây tổn thương tinh thể mắt; làm đục thủy tinh thể; xảy ra cườm mắt. Tuy nhiên, điều này chưa được khoa học kiểm chứng. Người nước ngoài phần lớn thường uống sữa bò nhưng không có báo cáo nào nói tỉ lệ bị mắt cườm của họ cao hơn chúng ta.
Thật ra, sự hình thành mắt cườm do nhiều yếu tố. Ở người cao tuổi; khả năng chống oxy hóa kém; có thể bổ sung chất dinh dưỡng chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E, beta-caroten…, nguyên tố vi lượng Se, Zn…) để phòng ngừa mắt cườm.
Sai lầm 9: Uống thuốc để giải quyết táo bón
Táo bón tuổi già là một bệnh thường gặp, chủ yếu do hấp thu chất xơ quá ít, chức năng nhu động của ruột giảm, máu trong ruột tuần hoàn kém. Để giải quyết vấn đề, không nên chỉ dựa vào thuốc mà cần cải thiện bữa ăn theo hướng dùng nhiều thực phẩm giàu xơ. Hằng ngày nên ăn 0,5 kg rau tươi; xoa bóp vùng bụng và tăng cường vận động cơ thể để thúc đẩy nhu động ruột là cách điều trị táo bón khá hiệu quả./.
Nguồn: Tinbaihay.net